Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới. Rối loạn trầm cảm nặng ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số thế giới theo số liệu thống kê năm 2017. Đây là rối loạn khá nguy hiểm, tác động nhiều đến mặt tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống khi người bệnh mắc phải.
Trầm cảm
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong năm trước.
Mỗi năm trung bình 850.000 người chết vì trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm không phân biệt giới tính hay độ tuổi, nhưng tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở phụ nữ gấp đôi nam giới. Những người bị trầm cảm có thể đã phải trải qua những biến cố lớn của cuộc đời như: phá sản, thất nghiệp, nợ nần, ly hôn… hoặc cũng có những cá nhân mắc rối loạn trầm cảm nhưng không nhất thiết phải qua những biến cố lớn, mà đó có thể là những thay đổi trong đời sống hằng ngày: thăng chức, thay đổi môi trường sống, đổi công việc, kết hôn… những sự kiện này tác động mạnh đến đời sống cá nhân hoặc tinh thần của họ, thách thức sự thay đổi ở họ.
Rối loạn trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Đối tượng nào dễ mắc rối loạn trầm cảm?
Trầm cảm có thể đến với mọi người, tuy nhiên lứa tuổi phổ biến vào khoảng 18-45 tuổi, ngoài ra, độ tuổi trung niên và tuổi già cũng dễ gặp rối loạn này. Đây là nhóm sẽ đối diện với nhiều yêu cầu từ xã hội, và các thay đổi trong cuộc sống (tìm việc làm, kết hôn, sinh con vào độ tuổi vị thành niên, về hưu …). Tuy nhiên, nghiên cứu y khoa thống kê còn rất nhiều đối tượng dễ mắc rối loạn trầm cảm, họ thuộc các nhóm sau:
- Nhóm người bị sang chấn tâm lý: họ trải qua biến cố lớn, đột ngột của cuộc đời như: phá sản, bị lừa đảo mất hết tiền của, nợ nần, mất đi người thân, hôn nhân đổ vỡ, con cái hư hỏng, áp lực công việc quá lớn…
- Nhóm phụ nữ vừa sinh con: Đây là giai đoạn nhạy cảm, và nhiều nguy cơ đối với phụ nữ, những thay đổi nhanh chóng về hocmon, vai trò trong gia đình, thay đổi lối sống (thiếu ngủ…) hoặc những bất ổn trong cuộc sống trước đó cũng góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
Mối liên hệ giữa trầm cảm và cần sa
Với việc sử dụng cần sa ở một số quốc gia hiện nay đang trở nên rộng rãi nên chúng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này làm nhiều người cho rằng cần sa có thể được sử dụng như là một liệu pháp điều trị an toàn hơn.
Có một số nghiên cứu khoa học đã cho rằng việc sử dụng cần sa ở những người bị trầm cảm sẽ không gây ra các rối loạn tâm trạng mà còn giúp cải thiện các triệu chứng. Đây là lý do phổ biến mà các bệnh nhân lựa chọn sử dụng cần sa thay vì thuốc điều trị.
Một số nghiên cứu cho thấy cần sa có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn nếu bạn bị trầm cảm, đặc biệt là trong thời gian ngắn. Nhưng FDA đã không phê duyệt chất này vào trong danh mục thuốc điều trị trầm cảm. Do đó, nếu bạn hoặc người thân bị trầm cảm thì đây là những điều cần biết về những rủi ro và lợi ích tiềm ẩn của cần sa.
Cần sa có làm giảm các triệu chứng trầm cảm
Có một số bằng chứng cho thấy cần sa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm trong thời gian ngắn. Một số người dùng nói rằng nó giúp họ cảm thấy thư thái, hạnh phúc và bình yên hơn.
- Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí Sinh học và Y học cho thấy khoảng 95% số người cho biết cần sa giúp họ giảm nhanh các triệu chứng trầm cảm trong thời gian ngắn.
- Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí Rối loạn Tình cảm đã báo cáo những lợi ích tác dụng nhanh tương tự. Kết quả cho thấy những người chỉ sử dụng cần sa cho biết loại thuốc này đã cải thiện các triệu chứng trầm cảm của họ khoảng 50%. Nhưng việc tiếp tục sử dụng dường như làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ.
Như vậy chúng ta không có bằng chứng xác thực nào cho thấy cần sa có thể giúp bạn giảm trầm cảm lâu dài. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc có thể có tác dụng có hại khi bạn bị rối loạn tâm trạng, đặc biệt nếu bạn bắt đầu sử dụng ở tuổi thanh thiếu niên.
Hậu quả khi sử dụng cần sa
Rất nhiều người bị trầm cảm coi cần sa là một loại thuốc an toàn. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn bị trầm cảm, cần sa có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề nghiêm trọng. Bao gồm các tác động như:
- Tồi tệ hơn: Đối với một số bệnh nhân, cần sa làm tăng thêm các triệu chứng trầm cảm. Nguy cơ của bạn cao hơn nếu bạn bắt đầu sử dụng ma túy khi còn ở tuổi vị thành niên, là người nghiện nặng hoặc sử dụng để giải trí thay vì cần sa y tế .
- Thiếu động lực: Khi sử dụng cần sa có thể làm bạn cảm thấy thiếu hụt năng lượng khi tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống của mình. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 20% những người sử dụng cần sa để bị trầm cảm cho biết nó làm giảm động lực của họ.
- Ít có cơ hội tiếp cận với sự chăm sóc từ y tế: Những người sử dụng cần sa để giải trí sẽ có ít có khả năng tìm kiếm sự chăm sóc chuyên nghiệp từ các dịch vụ tâm lý lẫn y tế cho chứng trầm cảm của mình. Nếu sử dụng dài ngày và dẫn đến nghiện thì khi đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ có ít cơ hội điều trị của họ giúp bạn khỏi bệnhtrầm cảm.
- Sử dụng thuốc lá, lạm dụng rượu và ma tuý: Những người sử dụng cần sa có nhiều khả năng hút thuốc lá và lạm dụng rượu, các loại ma túy khác.
- Tâm thần phân liệt: Một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần nếu bản thân người sử dụng có những gen này.
- Ý nghĩ tự tử: Các nghiên cứu liên kết việc sử dụng cần sa với nguy cơ cao hơn về những suy nghĩ và hành động tự sát ở thanh thiếu niên và những người dùng giải trí bị trầm cảm.
Cách điều trị trầm cảm
Điều trị hóa dược
Là phương pháp phổ biến để điều trị bệnh trầm cảm. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc chống trầm cảm hữu ích cho những người bị trầm cảm trung bình hoặc nặng. Chúng thường không được khuyên dùng cho trường hợp trầm cảm nhẹ, vì trầm cảm thể nhẹ có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý.
Các loại thuốc và liều lượng, thời gian điều trị sẽ do bác sĩ chỉ định.
Hiện nay, các thuốc phổ biến được dùng điều trị trầm cảm như: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc chống trầm cảm không điển hình.
Điều trị tâm lý
Điều trị tâm lý được xem là liệu pháp chữa trị trầm cảm phát huy hiệu quả trong xã hội hiện đại. Các tâm lý gia được đào tạo bài bản các liệu pháp và kỹ thuật để đồng hành hỗ trợ tâm lý với bệnh nhân. Việc trị liệu tâm lý không chỉ giúp bệnh nhân dần dần hồi phục trở lại, thoát khỏi sự phiền nhiễu của trầm cảm, mà đó còn là hành trình giúp bệnh nhân hiểu thêm bản thân mình, gia tăng sự tự tin và thích nghi với đời sống hơn.
Các liệu pháp tâm lý phổ biến hiện nay
- Nhận thức & trị liệu hành vi
- Trị liệu nghệ thuật
- Trị liệu gia đình….
Chế độ sinh hoạt ngăn ngừa bệnh trầm cảm
Như bạn biết, môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ gây trầm cảm, thế nên việc xây dựng một lối sống phù hợp có thể giúp bạn gia tăng “sức đề kháng” của tinh thần.
Chế độ sinh hoạt ngừa trầm cảm
Chế độ ăn uống hợp lý ngừa trầm cảm: Người bệnh chế độ ăn uống hợp lý, tập trung vào các thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa.
Với trường hợp bị trầm cảm do nguyên nhân nội sinh, nên cho bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.
- Áp dụng liệu pháp vẽ tranh, âm nhạc, trò chơi để điều chỉnh cảm xúc.
- Phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa tâm thần và chuyên gia tâm lý để đạt hiệu quả cao trong điều trị.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích
- Tập thể dục đều đặn
- Tránh thức đêm, không lệ thuộc quá nhiều thiết bị điện tử, mạng internet và các ứng dụng mạng xã hội
- Phát triển các mối quan hệ xã hội lành mạnh