Blog Single

Tiền đâu khởi nghiệp ?!?

Tiền đâu khởi nghiệp ?!? Đây luôn là câu hỏi trăn trở của rất nhiều rất rất nhiều bạn trẻ muốn start up. Ai cũng ôm ấp giấc mộng lớn lao, nhưng luôn bị trắc trở bởi câu hỏi “chúng tôi cũng muốn khởi nghiệp, nhưng tiền đâu?” Và ý tưởng “Hãy cho tôi 10 tỷ đi, tôi sẽ làm xưởng nhà máy. Hãy cho tôi cần câu, tôi sẽ đi câu cá.”

Tinh thần khởi nghiệp là quan trọng

Thật ra, cái chúng ta cần phải là “tinh thần câu cá”. Khi có tinh thần, tự động chúng ta sẽ bật dậy, chạy chặt tre về làm cần, tự động mài sắt thành lưỡi, tự động hăm hở đi hết chỗ này chỗ kia để tìm cá.
Anh Mark Facebook, anh Bill Microsoft…tất cả đều là những người với 2 bàn tay trắng xây dựng cơ đồ. Khi chúng ta muốn khởi nghiệp, đừng chạy về khóc lóc ép bamẹ đưa tiền để mở công ty, vì như thế, là ba bữa là ném hết xuống sông.
Dù ít dù nhiều, phải vận động bản thân tự biết tạo vốn ban đầu, thì ra đời mới khởi sự và mới làm chủ được.
tiền đâu khởi nghiệp

Điều chỉnh vốn: tăng vốn mà vẫn kiểm soát doanh nghiệp

Nhiều nhà khởi nghiệp tham gia thị trường và giao thương thuận lợi mà không cần nguồn đầu tư vốn bên ngoài nào cả. Với số khác, gọi vốn từ các nhà đầu tư khác là chuyện chỉ làm 1 lần – có thể gọi vốn cho việc phát triển một thử nghiệm công nghệ hoàn toàn mới ở giai đoạn chưa tạo doanh thu, hoặc cung cấp tài lực cần thiết để tham gia thị trường mới khi doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khởi nghiệp khác, là cả một quá trình liên tục, bắt đầu với nguồn vốn khởi đầu rồi chuyển sang tài trợ phát triển và nhiều vòng gọi vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm. Và nếu các vòng gọi vốn tăng tiến không theo đường lối nào cả thì nó thường là để hỗ trợ cho sự phát triển quá nhanh chóng.
Doanh nghiệp khởi nghiệp thường bắt đầu với 1 hay 2 nhà sáng lập nắm giữ 100% cổ phần, sau đó sẽ thu nạp thêm nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức cùng với quy định và lịch trình riêng.
Trong một quy trình phát triển, nhà sáng lập và những nhà đầu tư từ sớm thấy rằng sở hữu của họ sẽ bị lu mờ khi có thêm những nhà đầu tư mới tham gia . Đến một mức độ nào đó, tùy thuộc nhà đầu tư muốn can thiệp ít hay nhiều – việc điều hành cũng sẽ bị lu mờ, nhất là khi phải ra một quyết định quan trọng vì nhà sáng lập giờ đây phải làm hài lòng cả một đám đông đồng sở hữu
Vậy việc phát triển nhờ vào nhiều nguồn vốn trong một thời gian dài có ý nghĩa gì với một doanh nghiệp phát triển quá nhanh? Và điều gì có thể giúp điều chỉnh sự quan tâm và tham vọng của những nhà sáng lập và nhà đầu tư?
Nhà sáng lập cần biết thế nào là
  • Vòng gọi vốn cơ bản
  • Những cách thoái vốn
  • Lộ trình của nhà đầu tư
  • Giảm cổ phần là thế nào khi công ty phát triển gọi vốn.

Vốn khởi đầu (Seed capital)

Phần cơ bản đầu tiên của việc tài trợ là “Vốn khởi đầu”. Vai trò truyền thống của vốn khởi đầu là cung cấp nguồn lực để thương mại hóa một sản phẩm hay dịch vụ.
Tiêu biểu, “Vốn khởi đầu” sẽ kích hoạt doanh nghiệp chưa tạo doanh thu để phát triển một ý tưởng hay sản phẩm  – ví dụ như bằng một mô hình thử nghiệm hay phiên bản đầu tiên.
Nhắc lại là, không phải tất cả đều đòi hỏi nguồn vốn tài trợ trong giai đoạn này và đối với một số doanh nghiệp, lựa chọn ưu tiên là “tự lực cánh sinh” (nếu như có đủ khả năng) hoặc nhận sự hỗ trợ tiền bạc từ gia đình và bạn bè, dưới hình thức một khoản vay hay sẽ trả lại bằng cổ phần sau này.
Nhưng trong một số trường hợp, cần nhiều hơn những nguồn lực có sẵn.
Ví dụ, nếu như đó là một sản phẩm công nghệ, quy trình phát triển và định hình ý tưởng sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền. Vì vậy rất cần có vốn khởi đầu lớn hơn.
Ngoài gia đình và bạn bè ra, còn có những nguồn tài trợ khác mà nhà sáng lập có thể tiếp cận (như các Quỹ hỗ trợ phát triển ở địa phương…), những nhà đầu tư thiên thần (cá nhân hay tập đoàn) hoặc một số ít các tổ chức đầu tư mạo hiểm nhiều tham vọng.
Tuy nhiên các website gọi vốn cộng đồng đang phát triển mạnh trên thị trường và các website hay những loại hình tương tự khuyến khích những doanh nghiệp trẻ tự giới thiệu đến cộng đồng nhà tài trợ. Nhà đầu tư có thể thuộc mọi thể loại từ dân nghiệp dư nhỏ lẻ cho đến những người chuyên nghiệp.
Ví dụ website Crowdcube – website gọi vốn cộng đồng được thành lập sớm nhất, khoản đầu tư trung bình của một cá nhân cho một doanh nghiệp là 2,500 bảng Anh.
Kết cục là nếu gọi vốn khoảng 50,000 bảng Anh sẽ có nguồn tiền từ hàng tá nhà đầu tư. Mỗi người sẽ đặt vào một khoản tiền khác nhau.
Một số họ là các nhà đầu tư thiên thần với những danh xưng khác, một số khác chỉ là nghiệp dư tham gia vô tình.
Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể cản trở một doanh nghiệp được nhiều cá nhân tài trợ, đặc biệt là khi mỗi nhà đầu tư trở thành cổ đông.
Chuyên gia Luke Lang của Crowdcube – tổ chức hoạt động theo cách này – không nghĩ rằng đây là vấn đề khi cho biết:
“Nền tảng gọi vốn từ cộng đồng có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông qua nhiều vòng gọi vốn.”
Theo ghi nhận, Seedrs vận hành một cơ cấu đại diện có nghĩa là khoản đầu tư của cộng đồng sẽ duy trì với tên một cổ đông mà Seedrs chứng tỏ rằng sẽ làm cho vòng gọi vốn tiếp theo ít rắc rối hơn và hấp dẫn hơn cho những nhà tài trợ phát triển như các công ty đầu tư mạo hiểm.
Trong trường hợp của Crowdcube, chỉ những nhà đầu tư lớn có quyền biểu quyết mặc dù tất cả đều nắm giữ cổ phần.

luke lang

Tài trợ giai đoạn đầu

Một khi công ty bước qua giai đoạn “vốn khởi đầu” và bắt đầu quá trình đưa sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, thì sẽ đi vào tài trợ giai đoạn đầu hay “tài trợ khởi động”.
Trong thuật ngữ của nhà đầu tư có thể tìm thấy những khái niệm tương tự nhau như nhóm người tham gia, nhà đầu tư thiên thần có tên, quỹ đầu tư mạo hiểm và nền tảng gọi vốn cộng đồng – đây là những thành phần sẽ tham gia tài trợ trong giai đoạn này.
Các tổ chức vốn cộng đồng thường tham gia thị trường và chuyên môn hóa trong việc đem đến những nhà đầu tư thành thạo, theo sát công ty khi nâng mức tài trợ và đưa ra những đề xuất hiệu quả.

Tài trợ phát triển

Sau giai đoạn này có thể có thêm các vòng gọi vốn khác cho các mục tiêu nhất định.
Ví dụ như tài trợ phát triển có thể được huy động để gọi vốn cho việc thôn tính thị trường hay tiếp cận thị trường mới hoặc chuẩn bị cho việc ra mắt ở thị trường chứng khoán.
Không có 2 công ty nào có lộ trình hoàn toàn giống nhau.
Ví như một công ty công nghệ với tiềm năng phát triển lớn có thể tự tìm được tài trợ qua các vòng gọi vốn: vốn khởi đầu, tài trợ giai đoạn đầu đến tài trợ phát triển từ cùng một công ty đầu tư mạo hiểm (hay một nhóm công ty).
Việc này sẽ tiếp tục đến khi tất cả thoái vốn bằng việc bán lại hay tài trợ lại của doanh nghiệp khi các công ty đầu tư tư nhân lớn hơn nhảy vào.
Cách khác là những người đến sau sẽ mua lại từ những nhà đầu tư từ sớm. Hoặc những nhà đầu tư từ sớm sẽ vẫn ở lại khi có nhà đầu tư mới vào.

Vay truyền thống

Vay kinh doanh có kỳ hạn

Loại hình vay kinh doanh phổ biến nhất là vay kinh doanh có kỳ hạn. Khoản vay với một số tiền nhất định và khoản thời gian hoàn trả theo quy định. Đây có thể là một khoản vay không đảm bảo, có nghĩa là không cần tài sản thế chấp, hoặc là một khoản vay đảm bảo, nghĩa là doanh nghiệp của bạn cần phải đưa ra một số tài sản để làm vật thế chấp.Tài sản thế chấp này có thể ở dưới dạng một khoản ký quỹ với ngân hàng phát hành, tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc nhà riêng của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Hạn mức vay phụ thuộc vào mức xếp hạng tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp của bạn. Hiếm khi thấy khoản vay kinh doanh có kỳ hạn vượt quá 5 năm.

Lợi ích của khoản vay kinh doanh có kỳ hạn là nếu thực hiện đúng theo các điều khoản về thanh toán, ngân hàng sẽ không thể thu hồi khoản cho vay bất kì khi nào họ muốn.

Vay thấu chi

Khoản vay thấu chi được cấp bởi ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán. Phương thức này hoạt động tương tự như cách người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng, chỉ có điểm khác là đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp. Một khi hồ sơ vay vốn của bạn được chấp thuận doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng khoản vay thấu chi bất kì khi nào. Cũng giống như khoản vay kinh doanh có kỳ hạn, khoản vay thấu chi có thể là một khoản vay đảm bảo hoặc không đảm bảo.

Hạn mức vay thấu chi cũng rất đa dạng phụ thuộc vào giá trị và bản chất của tài sản thế chấp và mức xếp hạng tín dụng ngân hàng của công ty của bạn. Ví dụ, sử dụng danh mục đầu tư cổ phiếu làm tài sản thế chấp có thể nhận được hạn mức vay thấp hơn so với việc sử dụng một khoản ký quỹ với ngân hàng.

Lưu ý rằng các khoản vay thấu chi được duy trì theo quyền quyết định của ngân hàng cho nên sẽ khá rủi ro khi phụ thuộc hoàn toàn vào hình thức vay nào. Nếu ngân hàng của bạn cho rằng doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh không tốt, họ có thể hạ mức trần tín dụng, tăng lãi suất, hoặc đơn giản là tước đi quyền vay thấu chi ngay lập tức. Điều này có thể gây tổn hại tới công ty của bạn khi hoạt động kinh doanh của bạn đang trong giai đoạn cần vốn nhất.

Tài trợ thương mại

Tín dụng thư

Tín dụng thư (LC) là một cam kết thanh toán từ ngân hàng đảm bảo rằng khoản thanh toán sẽ được thực hiện dưới một số điều kiện nhất định. Ví dụ, công ty của bạn đang bán một số lượng lớn hàng hoá cho một bên mua ở nước ngoài mà công ty bạn chưa từng giao dịch trước đó. Nếu công ty của bạn gửi hàng đi trước khi nhận được thanh toán thì sẽ vô cùng mạo hiểm vì nguy cơ bên mua có thể sẽ không thanh toán tiền hàng sau khi họ đã nhận được hàng hóa.

Bạn và bên mua khi thực hiện giao dịch có thể thoả thuận sử dụng Tín dụng thư dự phòng với ngân hàng của mỗi bên để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được khoản thanh toán. Nếu bên mua không thanh toán, ngân hàng phát hành Tín dụng thư sẽ thanh toán khoản tiền đó cho bạn.

Khi đăng ký sử dụng Tín dụng thư, bạn cần phải chứng minh độ uy tín của công ty với ngân hàng vì vậy đối với những doanh nghiệp SME với dòng tiền xấu hoặc nguồn vốn ít sẽ khá khó khăn. Một vài loại Tín dụng thư cũng cần tài sản thế chấp mà các doanh nghiệp SME không thể cung cấp.

Tài trợ hóa đơn và bao thanh toán

Tài trợ hóa đơn – còn được gọi là tài trợ dựa trên các khoản phải thu – cho phép doanh nhiệp của bạn bán các khoản phải thu cho một nền tảng cho vay hoặc một đơn vị bao thanh toán với một mức phí chiết khấu nhỏ. Phương pháp này giúp gia tăng dòng tiền cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp bạn có thể tiếp tục hoạt động kể cả khi các khoản thanh toán với các bên mua chưa đến kì đáo hạn.

Lợi thế chính của phương thức tài trợ hóa đơn là khả năng mở rộng quy nguồn vốn. Khi trị giá hoá đơn càng lớn, nguồn vốn nhận được sẽ tăng với rất ít hạn chế khi so sánh với vay kinh doanh và vay thấu chi.

Một kiểu tài trợ hóa đơn là tài trợ hóa đơn chọn lọc, cho phép bạn chọn hoá đơn nào để bán cho nền tảng cho vay hoặc đơn vị bao thanh toán. Điều này giúp bạn duy trì quyền kiểm soát các sổ bán hàng của công ty thay vì chiết khấu toàn bộ các khoản phải thu.

Đối với doanh nghiệp SME và các công ty thuộc nhóm Mid-cap, tài trợ các khoản phải thu là một phương thức huy động vốn với thủ tục đăng ký ít phức tạp hơn so với các phương thức khác. Các công ty không cần cung cấp tài sản thế chấp hoặc có hạn mức tín dụng từ trước hay lịch sử vay vốn với nền tảng cho vay.

Chuỗi cung ứng tài chính

Chuỗi cung ứng tài chính được sử dụng để tài trợ cho các hàng hóa cụ thể bằng cách tối ưu hóa dòng tiền thông qua chuỗi cung ứng cho cả các bên mua và bên bán. Điều này cho phép bạn với tư cách là bên mua, xen kẽ thanh toán cho các nhà cung cấp, trong khi vẫn đảm bảo rằng họ sớm nhận được thanh toán.Điều này được thực hiện bởi sự trợ giúp của một bên trung gian, ví dụ như đơn vị bao thanh toán hoặc nền tảng cho vay, bên mà sẽ trả trước cho các nhà cung cấp.

Nhà cung cấp sẽ được thanh toán sớm hơn, đồng nghĩa với việc nguồn cung cấp vật liệu cho công ty sẽ ổn định hơn. Đồng thời, bạn sẽ có được những điều khoản thanh toán phù hợp với vị thế tài chính của công ty. Mức lãi suất cho chuỗi cung ứng tài chính có thể khác nhau đáng kể tùy thuộc vào mức xếp hạng tín dụng ngân hàng hoặc nền tảng cho vay đối với bên đi vay.

Tài trợ tài sản

Tài trợ tài sản hữu ích cho những công ty cần vốn để mua các tài sản như: thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, và máy tính. Có 2 kiểu tài trợ tài sản chính là: Mua trả góp và thuê.

Mua trả góp cho phép bạn sở hữu tài sản bằng cách thanh toán từng đợt trong một khoảng thời gian. Tùy thuộc vào thỏa thuận với bên cho vay và luật kế toán, bạn được phép hoặc không được bao gồm tài sản đó vào bảng cân đối kế toán trước khi việc thanh toán đã được hoàn tất.Công ty bạn sẽ sở hữu hợp pháp tài sản đó một khi toàn bộ các khoản thanh toán đã được hoàn tất.

Mặt khác, thuê tài sản cho phép bạn thuê thiết bị nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn là của bên cho vay. Điều này phù hợp cho những trường hợp mà bạn chỉ cần sửu dụng tài sản cho một dự án đơn lẻ thay vì sử dụng dài hạn, hoặc khi mà công nghệ phát triển và thay đổi liên tục.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *