Blog Single

Quy tắc 3 phút: phân định ranh giới cao thấp

Ông cha ta có câu
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Câu nói này nhằm ý muốn khuyên con người ta nên cẩn trọng lời nói trong mọi trường hợp. Lời đã nói ra như bát nước hắt đi không thể nào lấy lại được, vì vậy nếu không thể dùng lời nói khiến người xung quanh vui vẻ, an lòng thì cũng đừng dùng lời nói để tổn thương người khác.
Nói chuyện cũng là một nghệ thuật, có những lời nói khi thốt ra có thể khiến người khác vui vẻ bật cười. Cũng có lời nói khi nói ra không hề mang ác ý nhưng cũng khiến người đối diện khó chịu.
Lang gia Vương thị là một trong những dòng họ nổi tiếng bậc nhất lịch sử Trung Quốc. Trong gia quy họ Vương khắc ghi câu nói “Ngôn nghi mạn, tâm nghi thiện” (lời nói chậm rãi, tấm lòng lương thiện).
Vương Cát – người đầu tiên gầy dựng lên họ Vương hùng mạnh chính vì khắc cốt châm ngôn trên.
Nếu bạn có thể nói ít hơn, đừng bao giờ nói nhiều hơn; nếu bạn có thể nói chậm, đừng bao giờ nói nhanh; nếu bạn có thể nói nhẹ nhàng, đừng bao giờ nói khó nghe.
Nhờ đó, từ một vị quan nhỏ, ông trở thành trọng thần của triều đình, khiến cho gia tộc ngày càng thịnh vượng.
Nằm lòng được quy tắc này, kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ ngày càng được cải thiện, may mắn sẽ rộng mở đón chờ bạn ở phía trước.
Quy tắc 3 phút
Suy nghĩ 3 phút trước khi nói

Quy tắc 3 phút: Trong lúc tức giận, hãy cố gắng giữ bình tĩnh trong 3 phút

Có một câu chuyện như thế này:
Người đàn ông nọ có được một ấm trà sành màu tím rất quý. Ông luôn nâng niu và giữ gìn chiếc ấm này. Không ngờ, một ngày nọ ông vô tình làm đổ ấm trà, nắp rơi xuống đất.
Khi rơi vào tình huống này, ông lão rất bức xúc, nghĩ rằng nắp ấm mất rồi, giữ thân nồi có ích lợi gì? Vì vậy, ông chộp lấy ấm trà và ném nó ra ngoài cửa sổ. Không ngờ, lúc sau, ông phát hiện chiếc nắp ấm rơi xuống giày bông, không có thiệt hại gì.
Người đàn ông rất hối hận, nghĩ lại thấy ấm trà mất rồi, giữ nắp cũng không giải quyết vấn đề nên dùng chân đá mạnh làm cái nắp văng ra và vỡ tung. Bước ra cửa, người đàn ông nhìn lên thì bất ngờ thấy chiếc ấm trà vứt ra ngoài thì vướng lên cành cây, vẫn còn nguyên vẹn.
Cuộc sống thường ngày chúng ta không thể tránh khỏi những lúc xảy ra bất đồng dẫn đến cãi vã, xô xát. Khi tức giận, mọi người thường có xu hướng mất kiểm soát, gây tổn thương đến người đối diện, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến những hành động gây hại cho người xung quanh.
Những điều chúng ta nói và làm trong lúc tức giận thường sẽ chỉ khiến người khác chịu tổn thương. Cách tốt nhất để kiểm soát cơn giận đó chính là xoa dịu nó.
Trong lúc tức giận, hãy cố gắng giữ bình tĩnh trong 3 phút
hãy cố gắng giữ bình tĩnh trong 3 phút
Thay vì để bản thân phải hối hận sau này, chúng ta hãy học cách giữ bản thân bình tĩnh trong ba phút và đưa ra quyết định khi mà cơn giận đã “hạ nhiệt” hơn một chút. Trong những việc nhỏ nhặt hàng ngày, hãy cố gắng tiết chế bản thân và học cách kiềm chế cảm xúc của mình.
Lâu dần bạn sẽ cảm thấy mọi vấn đề thực chất không hề xấu như bạn tưởng tượng. Đối mặt bằng một cái đầu lạnh, bạn sẽ nhận ra cuộc sống đôi khi cũng rất công bằng.

Quy tắc 3 phút: Chuẩn bị trước 3 phút trong mọi tình huống

Trước khi bắt đầu làm một việc gì đó, chúng ta luôn luôn phải có sự chuẩn bị trước.
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Không có một vị tướng nào đem quân đi đánh trận mà không có trước sách lược, do thám tình tình, quân tư trang cho binh lính,… Những người có suy tính từ trước ắt sẽ đạt được thành công, tự ý hành động bộc phát sẽ dễ dàng thất bại.
Chuẩn bị mọi thứ trước 3 phút cũng là một kiểu thể hiện sự tôn trọng người khác. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước một buổi gặp mặt sẽ tạo ấn tượng tốt với người đối diện, họ sẽ thấy được sự chân thành của bạn. Những người như vậy thường sẽ được chào đón ở bất cứ đâu.
Chuẩn bị trước 3 phút trong mọi tình huống
Bất kể là người hay làm việc gì, đối đãi với mình hay với người khác, bạn chỉ cần suy nghĩ thêm vài bước và chuẩn bị trước, cuộc sống sẽ dễ chịu và suôn sẻ hơn.
Việc bỏ công sức để chuẩn bị cho mọi việc cũng là một loại trách nhiệm đối với bản thân. Khi đó chúng ta có thể dành thời gian đệm cho bản thân, không nóng vội mà đánh mất tất cả, dù gặp bất cứ tình huống bất ngờ nào cũng có thể bình tĩnh giải quyết.

Quy tắc 3 phút: 9 bí kíp kiềm chế cơn tức giận để không hối tiếc

Cuộc sống có hai thứ mà con người không nên bỏ lỡ đó chính là thời gian và sức khỏe. Người ta vẫn thường hay nói thời gian là liều thuốc chữa lành mọi thứ. Khởi đầu, hành động, vấp ngã rồi thành công, tất quả quá trình đó đều cần thời gian để kiểm chứng.

Hít thở sâu

Cơn tức giận khiến bạn thở nhanh và gấp gáp hơn. Điều này sẽ đẩy bạn vào trạng thái hành động ngay mà không có đủ thời gian để suy nghĩ về hậu quả của hành động đó.

Để đối phó với điều này, bạn hãy hít thở thật chậm, thật sâu. Áp dụng ngay quy tắc 3 phút, hãy thực hành bài tập thở bằng cơ hoành (hít thở bằng bụng) là cách kiềm chế cơn giận hiệu quả giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh.

Nếu trong điều kiện cho phép, bạn hãy tìm một chiếc ghế tựa hoặc nơi bạn có thể ngồi thoải mái. Thả lỏng hoàn toàn cổ và vai. Sau đó, hít một hơi thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng.

Hít thở sâu
Hít thở sâu

Đọc một câu “thần chú” để kiểm soát cơn giận

Sẽ không mấy dễ dàng để nhớ đến câu “thần chú” giúp bạn lấy lại bình tĩnh trong lúc tức giận. Song, điều gì cũng có thể luyện tập và thực hiện thuần thục. Bạn hãy lặp đi lặp lại cụm từ này thành tiếng hoặc nói thì thầm nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy nguôi ngoai để tránh những hậu quả đáng tiếc do hành động trong cơn giận gây ra.

Ngay bây giờ, ghi nhớ quy tắc 3 phút, bạn hãy chọn một cụm từ hoặc một câu nói giúp bạn kiểm soát cơn giận hiệu quả. Đó có thể là cụm từ “bình tĩnh”, “mọi việc sẽ ổn”, “nóng giận mất khôn” hoặc một câu nói nào đó đại loại như vậy để nhắc nhở bản thân dừng lại một vài giây suy nghĩ trước khi hành động.

Hãy thử vận động

Đôi khi, việc ngồi yên một chỗ sẽ không giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi tức giận. Vậy bạn nên làm gì kiềm chế cơn nóng giận? Luôn nhớ quy tắc 3 phút, hãy thử đi bộ, tập vài động tác yoga thư giãn hoặc thậm chí là nhảy và hát theo nhạc.

Khi tâm trí tập trung vào sự di chuyển, nó sẽ không nghĩ đến những chuyện khiến bạn cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận nữa.

tập trung vào sự di chuyển
tập trung vào sự di chuyển

Thể hiện sự thất vọng của bạn

Nhiều người khuyên nhau không nên làm bất cứ điều gì trong lúc tức giận. Điều này chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác.

Trong một số trường hợp, cơn giận bị kìm nén bên trong sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường. Thay vào đó, bạn hãy cho phép bản thân thể hiện sự thất vọng trong chừng mực để giải tỏa cảm xúc tiêu cực, và ghi nhớ nguyên tắc 3 phút, hành động chậm lại, có chừng mực hơn, bạn nha.

Kiểm soát cơn giận bằng sự hài hước

Theo Healthline, tìm kiếm sự hài hước trong những sự việc gây ra cơn nóng giận sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc. Điều này không có nghĩa là bạn “cười trừ” hoặc giải quyết hời hợt cho những vấn đề của mình mà là nhìn nhận chúng theo cách nhẹ nhàng hơn.

Không đặt cái tôi của mình lên quá cao và thay đổi góc nhìn trước mỗi yếu tố gây ra cơn giận là cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả.

Thay đổi môi trường

Hãy cho bản thân nghỉ ngơi bằng cách dành thời gian để chăm sóc chính mình. Nếu bạn tức giận vì nhà cửa bừa bộn, cách kiềm chế cảm xúc nóng giận lúc này là hãy ra ngoài dạo chơi hoặc đi mua sắm. Mọi thứ trong nhà sẽ được sắp xếp ổn thỏa hơn khi bạn trở về với tâm lý nhẹ nhàng hơn.

Tập trung vào những điều ý nghĩa

Dân gian có câu nói: “Tâm an vạn sự an”. Điều này có nghĩ là khi tâm trí của bạn hiền hòa, thanh tịnh, mọi sự xảy ra trong cuộc sống của bạn cũng sẽ trôi qua nhẹ nhàng, thuận lợi.

Mỗi khi thấy tức giận, bạn hãy cố gắng “lái” tinh thần của bạn tập trung vào những điều ý nghĩa, tốt đẹp hơn so với tác nhân gây ra sự giận dữ. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn giận để cân bằng cảm xúc.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Thỉnh thoảng cảm thấy tức giận trước những sự việc không như ý muốn là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên nổi nóng trước những vấn đề nhỏ nhặt hoặc cơn giận khiến bạn mệt mỏi cực độ, có thể bạn sẽ cần đến sự chăm sóc y tế.

Nếu sự tức giận khiến các mối quan hệ và hạnh phúc gia đình của bạn bị ảnh hưởng trầm trọng, bạn hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Những nhà trị liệu này sẽ giúp bạn giải quyết nguồn cơn giận dữ và tìm cách đối phó tốt hơn với cảm xúc tiêu cực.

Chia sẻ, tâm sự với một người bạn tin tưởng cũng là một trong những cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả. Khi cảm xúc tiêu cực được giải tỏa cũng là lúc tâm lý của bạn trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ
Tìm kiếm sự giúp đỡ

Tự kiểm tra lại quan điểm của bạn

Sự tức giận có thể khiến bạn không có đủ nhận thức chính xác về sự việc. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quan điểm, hành động hoặc lời nói sai lầm.

Lần tiếp theo, nếu bạn cảm thấy mình sắp nóng giận, hãy rời khỏi cuộc nói chuyện hoặc tránh xa sự việc để có thời gian bình tĩnh, suy nghĩ lại một lần nữa, luôn nhắc nhớ về quy tắc 3 phút, điều chỉnh quan điểm của bản thân.

Khoảng thời gian này có thể khiến bạn không thoải mái nhưng nó sẽ giúp bạn kiểm soát cơn giận tốt hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *