Quỹ mở hay chứng chỉ quỹ là gì, tại sao cụm từ này thường được nhắc đến trong thời gian gần đây? Bạn có muốn “tiền đẻ ra tiền” nhưng lại không có nhiều kiến thức, hoặc không có thời gian để quan tâm, tìm hiểu về đầu tư. Mie Master sẽ chia sẻ những thông tin Quỹ mở thay bạn thực hiện việc đầu tư, giúp bạn tạo ra khoản lợi nhuận ổn định từ chính số tiền đầu tư ban đầu.
Quỹ mở
Quỹ mở là gì
Quỹ mở là quỹ đầu tư tài chính được nhiều nhà đầu tư có cùng mục tiêu góp vốn nhằm sinh lợi nhuận. Các nhà đầu tư (thường là vài ngàn người) bỏ tiền vào và chỉ định một tổ chức chuyên nghiệp gọi là Công ty Quản lý Quỹ thay mặt họ quản lý và thực hiện đầu tư.
Bởi vì các khoản đầu tư vào quỹ không có kỳ hạn cố định, nhà đầu tư có thể tham gia và rút vốn ra khỏi quỹ bất kỳ lúc nào nên được gọi là “Quỹ mở”.
Đội ngũ chuyên gia tài chính giàu kiến thức lẫn kinh nghiệm của Quỹ sẽ thực hiện việc phân bổ tài sản của bạn vào các danh mục đầu tư khác nhau, sao cho đạt hiệu quả tốt nhất và tối ưu hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Các hình thức quỹ mở
Khi nhà đầu tư tiến hành đổ tiền vào quỹ mở, các chuyên gia đầu tư dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn đầu tư chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) hoặc các dạng tài sản đầu tư khác. Các chuyên gia sẽ sàng lọc kỹ, sau đó đầu tư dựa trên yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, định giá cổ phiếu/trái phiếu trên thị trường trong trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, Quỹ mở cũng rất linh hoạt trong việc thu mua lại chứng chỉ Quỹ theo NAV (Giá trị Tài sản ròng) vào các ngày khớp lệnh của Quỹ.
Việt Nam có xấp xỉ khoảng 40 công ty Quản lý Quỹ. Mỗi Công ty Quản lý Qũy sẽ có những loại Quỹ mở khác nhau, mỗi Quỹ sẽ có một chiến thuật khác nhau, có quỹ thì tập trung vào trái phiếu, quỹ thì tập trung vào cổ phiếu hoặc có một số quỹ tập trung đa ngành nghề,…
Quỹ này thường chia làm 2 dạng chính:
- Quỹ mở chủ động
- Quỹ mở bị động
Quỹ mở chủ động
Các chuyên gia trong ngành đầu tư sẽ chủ động thay đổi linh hoạt cách thức đầu tư để tăng mức lợi nhuận dựa theo kinh nghiệm phân tích về chứng khoán cùng với đánh giá tình hình kinh tế thị trường.
Tùy thuộc vào sự nhạy bén của các chuyên gia về nền kinh tế thị trường mà lãi suất của Quỹ chủ động có khả năng tăng trưởng cao hơn so với lãi suất chung trên thị trường.
Quỹ mở bị động
Ngược lại hoàn toàn với Quỹ chủ động, các chuyên gia trong ngành không thể can thiệp vào Quỹ bị động. Các chỉ số tăng giảm trong thị trường đều được mô phỏng, sao chép hoàn toàn theo một số chỉ số thị trường (như VN-Index.)
- Các nhà đầu tư sẽ tốn ít chi phí quản lý hơn
- Khả năng tăng trưởng lợi nhuận hoàn toàn phụ thuộc vào nền kinh tế thị trường.
- Phí quản lý quỹ chủ động sẽ cao hơn phí quản lý quỹ bị động.
- Lãi suất của quỹ chủ động có khả năng cao hơn so với lãi suất của quỹ bị động phụ thuộc vào tình hình đầu tư trong năm.
Quỹ mở phù hợp với ai?
Đầu tư quỹ mở phù hợp với các đối tượng có các mục tiêu
- Nhà đầu tư mong muốn đa dạng hóa trong một danh mục với số vốn nhỏ. Ví dụ, nhà đầu tư chỉ cần số tiền tối thiểu 3 triệu đồng là đã có thể tham gia vào các quỹ mở do Mie Master tham gia và kiểm soát.
- Nhà đầu tư không có đủ nguồn lực và thời gian để phân tích chứng khoán hàng ngày trong thời gian dài.
- Nhà đầu tư mong muốn tài sản đầu tư được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, an toàn và tiện lợi.
Quỹ đóng
Quỹ đóng là gì?
Quỹ đóng còn gọi là quỹ đầu tư đóng hoặc quỹ giao dịch cộng đồng.Quỹ đóng là chỉ số quỹ chỉ phát hành duy nhất một lần khi có hoạt động huy động vốn. Quỹ sẽ không được phát hành lại trong bất kì hoàn cảnh nào. Thời gian hoạt động quỹ đóng cũng có giới hạn và được thống nhất khi thành lập quỹ.
Để tạo tính thanh khoản, các chứng chỉ sẽ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc các chứng chỉ này sẽ được giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung OTC như một cổ phiếu thông thường ngay sau khi kết thúc hoạt động huy động vốn.
Ưu điểm nổi bật của quỹ đóng
- Tính ổn định: quỹ đóng có cơ cấu khá ổn định. Bởi vì nó không đòi hỏi các nhà đầu tư phải dồn vốn hoặc tạo ra áp lực về việc xoay chuyển dòng vốn.
- Tính dài hạn: quỹ đóng có lợi thế hơn trong các dự án dài hạn và các chứng khoán có tính thanh khoản thấp.
- Tính linh động: Công ty quản lý quỹ không được mua lại chứng chỉ quỹ khi nhà đầu tư có nhu cầu bán, nghĩa là, nếu một nhà đầu tư không mua được chứng chỉ quỹ tại thời điểm phát hành thì chỉ có thể tìm mua lại từ các cổ đông ở thị trường chứng khoán thứ cấp. Chứng chỉ quỹ lúc này sẽ có mức giá cao hoặc thấp hơn giá trị tài sản ròng của quỹ.
- Khả năng sinh lời: quỹ đóng không có tính thanh khoản cao nên giá trị thấp và mất thời gian khá lâu để thu hồi vốn. Quỹ đóng có lợi nhất cho đầu tư tài chính dài hạn và sẽ đem lại nguồn thu lớn cho các nhà đầu tư.
Đâu là lựa chọn tối ưu giữa quỹ mở và quỹ đóng
Thời gian hoạt động
- Quỹ mở: Không giới hạn
- Quỹ đóng: Có giới hạn
Quy mô quỹ
- Quỹ mở: Không giới hạn, phụ thuộc vào số lượng mua bán của nhà đầu tư
- Quỹ đóng: Có giới hạn, huy động vốn một lần duy nhất từ đóng góp của nhà đầu tư (có thể có trường hợp tăng vốn trong thời gian hoạt động theo điều lệ quỹ)
Tính thanh khoản
- Quỹ mở:Tính thanh khoản cao nhờ vào việc được phép mua bán chứng chỉ quỹ trực tiếp với công ty quản lý quỹ
- Quỹ đóng: Không được phép bán lại cho công ty quản lý quỹ nhưng có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán
Biến động giá
- Quỹ mở:Biến động giá thấp so với NAV
- Quỹ đóng: Biến động giá cao so với NAV
Quỹ đóng có những đặc điểm giới hạn về quy mô, thời gian và tính thanh khoản. Tuy nhiên, quỹ đóng có thể mang tính chất đầu tư dài hạn nhờ vào sự ổn định của nguồn vốn. Cụ thể, quỹ đóng không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ của người tham gia, từ đó tập trung tối đa nguồn vốn đã huy động để đầu tư vào các danh mục mang tính chất dài hạn.
Quỹ mở đem đến những đặc tính hấp dẫn hơn nhờ vào tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt khi có nhu cầu. Đây cũng là ưu thế của quỹ mở so với quỹ đóng trong trường hợp quỹ hoạt động thiếu hiệu quả, người tham gia có thể ngừng việc đầu tư vào quỹ bất kỳ thời điểm nào để tránh rủi ro. Quỹ mở không yêu cầu người đầu tư phải có một khoản tiền lớn, và, quỹ mở thường cung cấp các hình thức đầu tư định kỳ với số tiền đóng theo tháng hay quý, qua đó hỗ trợ người tham gia có thể quản lý tốt dòng tiền nhàn rỗi.
Trên thực tế, số lượng quỹ mở trên thị trường áp đảo so với quỹ đóng. Nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi tham gia hình thức này. Việc mua bán chứng chỉ quỹ mở cũng dễ dàng với nhiều kênh đến từ công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán hay các ngân hàng và đại lý phân phối.
Các gợi ý tìm ra uỹ mở tốt
Công ty Quản lý Quỹ
Thông tin đầu tiên nhà đầu tư phải tìm hiểu chính là công ty Quản lý Quỹ đó là ai? Có tên tuổi hay không? Hay chỉ là một đơn vị nhỏ lẻ nào đó? Lịch sử tồn tại lâu không hay chỉ mới xuất hiện gần đây. Việc này sẽ không chứng minh được rằng quỹ đó có hoạt động tốt hay không nhưng nhà đầu tư sẽ biết được rằng quỹ đó có uy tín hay không và đánh giá khả năng thành công của nó sẽ như thế nào.
- Khi 1 quỹ hoạt động lâu đời thì quỹ đó sẽ có lịch sử giá khá là lâu và bạn có thể dựa theo lịch sử giá đó để xác định rằng quỹ đó có tốt hay không.
- Quỹ càng lâu đời thì có nghĩa rằng quỹ đó sẽ càng chính xác hơn so với những quỹ mới vì quỹ mới sẽ không có đủ thông tin, dữ kiện, lịch sử để xác định nó có tốt hay không.
- NĐT cũng nên tìm hiểu xem người giám sát các quỹ đó là ai? Uy tín trong ngành như thế nào? Bao nhiêu người biết người đó? Tên tuổi trong ngành đầu tư như thế nào?
Lịch sử hoạt động của Quỹ
Thông tin này cũng cực kỳ quan trọng vì những Quỹ có thời gian hoạt động lâu dài thì sẽ có nhiều dữ liệu hoạt động lịch sử để xác định xem Quỹ này có hoạt động tốt trong quá khứ hay không. Những quỹ chỉ mới mở cách đây 3-4 tháng thì nhà đầu tư không có đủ dữ kiện để tin rằng trong 1-2 năm tới Quỹ sẽ hoạt động tốt.
Chứng chỉ Quỹ là một kênh đầu tư khá là an toàn và uy tín. Đặc biệt, Chứng chỉ Quỹ rất thích hợp đối với những nhà đầu tư không có kiến thức nhiều về đầu tư cũng như không có thời gian để tìm hiểu về chứng khoán hoặc những người không biết phân bố tài sản như thế nào.
Nếu các bạn muốn tìm một kênh đầu tư lợi nhuận tốt hơn ngân hàng thì Chứng chỉ Quỹ là một kênh mà bạn nên tìm hiểu vì hiện nay lãi suất ngân hàng khá thấp (trong khoản 4%-5%/năm) còn đối với Chứng chỉ Quỹ, như các bạn có thể thấy, trong suốt thời gian hoạt động nó có thể nhân đôi số tiền đầu tư của các bạn chỉ trong vòng 5-6 năm, nghĩa là, trung bình một năm Chứng chỉ Quỹ đem từ 10 đến hơn 15% lợi nhuận cho nhà đầu tư, và có thể vượt xa con số 15% trong một năm.
Thời gian nắm giữ Quỹ
Khi các nhà đầu tư chủ động rút quỹ ra trong thời gian ngắn thì sẽ bị tính phí bán quỹ, ngược lại, khi bạn để lâu thì bạn sẽ không bị tính phí.
- Ví dụ phí bán trái phiếu BVBF của BaoVietFund là 0.3% nếu bán trong thời gian trước 6 tháng.
- Trong khi đó nếu tiếp tục giữ Quỹ BVBF hơn 6 tháng thì sẽ được miễn phí bán hoàn toàn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Quỹ hỗ trợ miễn phí phí bán sau từ 1-2 năm đầu tư, dựa vào những thông tin này mà các nhà đầu tư có thể linh hoạt.
Tìm hiểu lĩnh vực Quỹ đó tập trung đầu tư
NĐT hoàn toàn có thể kiếm được những thông tin công khao này trên mạng hoặc có thể hỏi trực tiếp những người sẽ mở quỹ cho bạn.
- Bạn phải biết Quỹ mà bạn muốn đầu tư họ tập trung đầu tư vào trái phiếu hay cổ phiếu hay là họ tập trung vào các tài sản khác như là vàng, tiền tệ…
- Nếu họ tập trung vào cổ phiếu thì đó là loại cổ phiếu của ngành hàng nào? Ngành Du lịch hay Ngân hàng hay là ngành Nông nghiệp…?
- Những quỹ tập trung vào một ngành công nghiệp nào đó sẽ có lợi nhuận tốt hơn so với loại quỹ tập trung mọi nơi nếu ngành công nghiệp đó hoạt động tốt.
Phí dịch vụ Quỹ mở là gì? Có cần lưu tâm?
Nhà đầu tư buộc phải trả 1 khoản phí quản lý cho công ty Quản lý quỹ để các công ty có thể vận hành và mời các chuyên gia đầu tư trong ngành phân bố vốn đầu tư 1 cách hợp lý và sinh lời, thông thường có những khoản phí như
- Phí quản lý: giao động từ 0.1%-2%/năm tùy vào từng quỹ
- Phí mua Quỹ/ Phí phát hành: tương tự như việc mua cổ phiếu, khi giao dịch mua cổ phiếu, người mua sẽ chịu 1 khoản phí mua vào. Tùy vào số lượng ngân sách đầu tư vào quỹ mà phí này giao động cao thấp trong khoảng từ 3%.
- Phí bán Quỹ: khoản phí này sẽ bị thu khi các nhà đầu tư bán quỹ.
Lưu ý, công ty thu phí cao chưa chắc sẽ hoạt động tốt và ngược lại công ty thu phí thấp chưa chắc sẽ hoạt động kém. Nhà đầu tư không cần phải quan tâm nhiều về phí quản lí, bởi vì phí được Ngân hàng Giám sát trả cho Quỹ theo mỗi kì giao dịch, trước khi tính ra NAV.