Blog Single

Quản trị rủi ro và quy trình 6 bước cơ bản

Quản trị rủi ro là một việc rất quan trọng và cần thiết để tránh thất bại, nhất là các rủi ro tiềm ẩn trong các tổ chức hay doanh nghiệp. Vậy quản trị rủi ro là gì và quá trình quản trị rủi ro như thế nào?  

Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là gì

Quản trị rủi ro (Risk Management) là quá trình xác định, đánh giá và kiểm soát các mối đe dọa đối với vốn và thu nhập của tổ chức. Những rủi ro này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm sự không chắc chắn về tài chính, trách nhiệm pháp lý, vấn đề công nghệ, lỗi quản lý chiến lược, tai nạn và thiên tai.

Quản trị rủi ro là gì

Lợi ích của quản trị rủi ro

  • Nâng cao nhận thức rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp
  • Tin tưởng hơn vào những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra
  • Giảm thiểu tình trạng sử dụng ngân sách phung phí
  • Tạo sự cạnh tranh khác biệt trên thị trường
  • Cải thiện an toàn và an ninh tại nơi làm việc cho nhân viên và doanh nghiệp
  • Tăng hiệu quả hoạt động với việc áp dụng các quy trình và kiểm soát rủi ro nhất quán.

Nguyên tắc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

  1. Dự đoán rủi ro trong tương lai
  2. Sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý cho các rủi ro
  3. Xác định vai trò của từng thành viên trong chiến lược quản trị rủi ro doanh nghiệp
  4. Tuyên truyền chiến lược quản trị rủi ro tại doanh nghiệp
  5. Đầu tư thông minh tại vào một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp

Vai trò của quản trị rủi ro

Vai trò của quản trị rủi ro

Tăng khả năng kinh doanh 

Bằng cách tập trung vào rủi ro và cam kết các nguồn lực cần thiết để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Một doanh nghiệp sẽ tự bảo vệ mình khỏi sự không chắc chắn, giảm chi phí và thúc đẩy khả năng kinh doanh.

Dự báo các vấn đề có thể xảy ra

Các tổ chức tập trung nhiều hơn vào quản trị rủi ro có xu hướng chủ động, ít gặp gián đoạn kinh doanh hơn khi phát hiện sự cố không mong muốn.

Cải thiện ngân sách

Bằng việc xác định được rủi ro, các tổ chức sẽ kiểm soát tốt hơn nguồn tài chính, cắt giảm và phân bổ để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp theo cách tối ưu nhất có thể.

Nâng cao vị thế của nhà quản trị và hình ảnh doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ nhìn vào những phân tích dữ liệu rủi ro để đưa ra quyết định cho các dự án, can thiệp sớm để giảm thiểu vấn đề trước khi nó trở nên quá nghiêm trọng. Điều này khiến hình ảnh tổ chức trở nên uy tín, đáng tin cậy để nhà đầu tư lựa chọn.

Quy trình quản trị rủi ro 6 bước cơ bản

Quy trình quản trị rủi ro 6 bước cơ bản

Quản trị rủi ro giúp đánh giá rủi ro, quy trình quản trị rủi ro phải đáp ứng các mục tiêu pháp lý, hợp đồng, nội bộ, xã hội và đạo đức, cũng như giám sát các quy định liên quan đến công nghệ mới.

Xác định rủi ro

Tổ chức cần phải xác định và đánh giá các mối đe dọa ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hoặc dự án cụ thể của tổ chức. Việc xác định được càng nhiều yếu tố rủi ro, tổ chức có thể đưa vào hệ thống chung. Thay vì phải báo cáo qua nhiều cấp bậc thì bất kì nhân viên vào cũng có thể xem được các loại rủi ro, từ đó tăng tốc độ làm việc của tổ chức.

Doanh nghiệp nên thiết lập các tiêu chí sẽ sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn và xác định trước các yếu tố sau

  • Phạm vi quản lý rủi ro
  • Tính chất và mục tiêu của việc quản lý rủi ro
  • Cơ sở đánh giá và kiềm chế rủi ro
  • Xác định khuôn khổ và lộ trình xử lý học kế toán ở đâu

Ngoài ra, việc phân loại rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp tập trung và giải quyết hiệu quả hơn vấn đề tồn tại. Trong doanh nghiệp, rủi ro có thể chia thành 4 nhóm sau:

  • Rủi ro chiến lược, các rủi ro xuất phát từ các vấn đề liên quan đến quản trị, môi trường kinh doanh và các bên liên quan như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư…
  • Rủi ro hoạt động, các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trong hoạt động hàng ngày, rủi ro này đến từ các quy trình, hệ thống, con người và văn hóa… hay do ảnh hưởng của các sự kiện bên ngoài.
  • Rủi ro tài chính, rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch có tính chất tài chính, bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác.
  • Rủi ro tuân thủ, rủi ro có liên quan tới việc chấp hành các quy định/nội quy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng/cam kết.

Nhận dạng rủi ro

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có những mục tiêu nhất định, và mỗi mục tiêu sẽ ẩn chứa các sự kiện gây nguy hiểm một phần hoặc toàn bộ. Chính vì vậy, việc nhận dạng rủi ro là vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp phần nào giảm thiểu được những mối nguy tiềm tàng, không đáng có.

Nhận dạng rủi ro dựa vào việc kiểm tra những rủi ro tồn tại sẵn. Ở một số ngành nghề, luôn tồn tại sẵn các rủi ro. Mỗi rủi ro trong số đó sẽ được kiểm tra xem có xảy ra không khi mà doanh nghiệp thực hiện những hành vi cụ thể.

Phân tích rủi ro

Sau khi đã xác định các loại rủi ro tiềm ẩn cụ thể, doanh ghiệp cần phân tích các rủi ro. Để xác định mức độ nghiêm trọng và phạm vi của rủi ro, cần cân nhắc xác suất cũng như tầm ảnh hưởng của rủi ro đó đối với doanh nghiệp, qua đó xếp hạng rủi ro nhằm tìm cách đối phó, tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại.

Phân tích rủi ro

Đánh giá rủi ro

Doanh nghiệp đánh giá thêm từng rủi ro tiềm ẩn sau khi xác định khả năng rủi ro tiềm ẩn sẽ xảy ra và hậu quả tương ứng. Có những rủi ro lớn bắt buộc phải phòng tránh, có những rủi ro nhỏ hơn, có thể bỏ qua.

Xếp hạng rủi ro là việc không thể thiếu vì nó giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện về việc ảnh hưởng của rủi ro đối với toàn bộ doanh nghiệp. Mỗi loại rủi ro sẽ có cách giải quyết khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Có hai loại đánh giá rủi ro: đánh giá rủi ro định tính và đánh giá rủi ro định lượng.

  • Đánh giá rủi ro định tính: từ các số liệu tập hợp được để đưa ra đánh giá về rủi ro đó với kết quả trình bày dưới dạng bảng, liệt kê tất cả các mối nguy nhận diện cùng các biện pháp giảm thiểu, phân loại rủi ro. Tuy nhiên, hầu hết các rủi ro không thể định tính được.
  • Đánh giá rủi ro định lượng: phân tích và tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp và dữ liệu thu thập được. Đánh giá rủi ro định lượng dễ tự động hóa hơn so với đánh giá rủi ro định tính và thường khách quan hơn.

Xử lí rủi ro

Sau khi đã đã đánh giá được các loại rủi ro, doanh nghiệp cần xử lý các rủi ro đó một cách nhanh chóng để tránh/giảm thiểu ảnh hưởng của nó ở mức tối đa. Tùy vào các mức độ, tổ chức có thể lựa chọn cách cách khác nhau:

  • Phòng tránh: Tổ chức có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát, các chiến lược phòng tránh rủi ro được lựa chọn cẩn thận từ phạm vi của các quy trình kiểm soát sẵn có.
  • Chấp nhận: Nếu kết quả xếp hạng rủi ro ở mức có thể chấp nhận được hoặc chi phí giảm thiếu của các biện pháp lớn hơn dự kiến thì tổ chức nên chấp nhận rủi ro đó và không nên thực hiện bất kì chiến lược nào.

Đối với phương án phòng tránh rủi ro, sẽ có 4 loại sau đây

Tránh rủi ro

  • Không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro
  • Có thể áp dụng các biện pháp để xử lý tất cả các rủi ro nhưng lại đánh mất các lợi ích lớn
  • Không tham gia vào việc kinh doanh để tránh rủi ro cũng có nghĩa là đánh mất khả năng tìm kiếm lợi nhuận

Giảm thiểu rủi ro

  • Làm giảm các tác hại từ các sự cố có thể xảy ra rủi ro
  • Áp dụng trong trường hợp đó là các rủi ro không thể tránh
  • Có thể thuê bên ngoài như: thuê tư vấn pháp lý và tư vấn tài chính

Kiềm chế rủi ro

  • Chấp nhận và duy trì mức độ thiệt hại khi xảy ra sự cố
  • Là một chiến lược thích hợp cho những rủi ro nhỏ nhưng lợi ích lớn

Chuyển giao rủi ro

  • Đưa rủi ro sang cho người khác
  • Mua bảo hiểm
  • Sử dụng các công cụ bảo đảm trong ký kết hợp đồng
  • Chuyển rủi ro từ nhóm sang các thành viên trong nhóm

Lập kế hoạch và giám sát rủi ro

Điều quan trọng cần lưu ý là quản trị rủi ro là một quá trình liên tục, không có điểm kết thúc, kể cả khi rủi ro đã được xác định và giảm thiểu. Kế hoạch quản trị rủi ro càng được xem xét, giám sát kĩ, sẽ càng giúp cho doanh nghiệp bền vững và tránh được nhiều tác động không đáng có hơn.

Các bước thiết lập kế hoạch quản trị rủi ro bao gồm

  1. Thiết lập mục tiêu
  2. Xác định rõ mục tiêu
  3. Cung cấp và kiểm soát các nguồn lực thực hiện, bao gồm cả ngân sách tài chính
  4. Xác định kế hoạch và giai đoạn thực hiện và đánh giá tác động của chúng
  5. Kiểm tra và báo cáo về tiến trình thực hiện và kết quả đạt được
  6. Đánh giá cách thức giải quyết vấn đề

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *