Quản trị cảm xúc giúp con người chúng ta làm chủ được cảm xúc của bản thân khi phải đối mặt cuộc sống hiện đại có áp lực cũng nhiều hơn trước. Sự lo lắng, sợ hãi, hay nổi giận, cáu gắt khi đó làm người ta khó lòng làm chủ được cảm xúc của bản thân. Và nNếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thường ngày và công việc, cũng như sự thăng tiến.
Quản trị cảm xúc là gì?
Quản trị cảm xúc
Quản trị cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của con người, giúp họ làm chủ những cảm xúc cá nhân trong mọi tình huống giao tiếp, dù trong hoàn cảnh tệ hại thì họ vẫn có thể tự chủ được.
Quản trị cảm xúc không đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc cá nhân, hoặc khống chế hoặc kìm hãm nó.
Quản trị cảm xúc là khi ta hiểu rõ cảm xúc của chính mình, và người đang giao tiếp. Qua đó ta có thể điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp, hài hòa. Người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ cảm giác của người khác và họ biết cách tác động lên cảm xúc của người còn lại.
Giá trị của quản trị cảm xúc
Quản trị cảm xúc tốt sẽ giúp bạn làm giảm sự căng thẳng trong quá trình giao tiếp. Các mâu thuẫn được giải quyết hài hòa và mang tính xây dựng hơn.
Quản trị cảm xúc sẽ giúp ra quyết định và giải quyết các vấn đề khó khăn nhanh chóng hơn.
Hiểu biết và nắm bắt được cảm xúc sẽ giúp ta thể hiện được suy nghĩ của mình với người khác. Hiểu biết và nắm bắt được cảm xúc giúp điều khiển được cảm xúc theo lý trí, suy xét kỹ lưỡng các hành vi, ngôn từ, không để xảy ra sai lầm đáng tiếc.
Quản trị cảm xúc tốt còn giúp bạn cư xử đúng mực hơn đồng thời duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp.
Quản trị cảm xúc để thành công
Dấu hiệu cơ thể khi tức giận
- Tim đập nhanh, căng thẳng và khó chịu.
- Lúc đó bạn dễ mất khả năng làm chủ bản thân và thường có những hành động nông nổi.
Cách quay về trạng thái cân bằng
- Hít thở thật sâu
- Cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể
- Điều chỉnh tư thế hiện tại sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất…
Bằng cách thực hiện các hành động cụ thể, bạn sẽ khiến cơ thể và tinh thần được giải phóng hoàn toàn. Bạn sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi cảm xúc tiêu cực đang bao trùm lấy vfa chuẩn bị nhấn chìm bạn trong thống khổ và tuyệt vọng.
Vận dụng sức mạnh của trí tuệ
EQ hay trí tuệ cảm xúc là khả năng tự nhận thức cảm xúc bản thân, nhận biết rõ ràng đâu là điểm mạnh để phát huy và đâu là điểm yếu để cải thiện.
Người có trí tuệ cảm xúc tốt có khả năng am hiểu và thông cảm với những cảm xúc của người khác.
- Họ biết lắng nghe và quan tâm đến người đối diện.
- Họ có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
- Họ có một cuộc sống cởi mở và chân thành.
Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp bạn đạt được cân bằng giữa tình cảm và lý trí. Đưa ra các quyết định sáng suốt, thúc đẩy bản thân phát triển và cải thiện mối quan hệ. Giúp bạn kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc của bạn vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Trí tuệ cảm xúc còn giúp bạn nâng cao tính kỷ luật bản thân, luôn tư duy tích cực, sáng tạo để tìm ra cách giải quyết công việc hiệu suất hơn.
Vận dụng sức mạnh của ngôn từ
Hãy học cách sử dụng những ngôn từ tích cực để khích lệ, động viên chính mình. Ngôn từ oán thán sẽ vô hình bạn đang tạo ra vô vàn những cảm xúc tiêu cực cho chính bạn, làm tổn thương đến tinh thần và thể xác.
Vận dụng sức mạnh của ngôn từ còn có tác động tích cực đến những người giao tiếp với bạn. Việc điều chỉnh cách sử dụng ngôn từ vô cùng quan trọng trong quản lý cảm xúc. Khi tất cả các mối quan hệ đều được xây dựng dựa trên các cuộc giao tiếp thường ngày, không nên thẳng thừng chê bai hay bác bỏ quan điểm. Hãy chọn cách diễn đạt hòa nhã, nhẹ nhàng để không xảy ra xung đột trong các mối quan hệ của bạn.
Rèn luyện sự tự tin
Một người thiếu tự tin, họ dễ trở nên bi quan, thường cáu gắt hoặc là tức giận vô cớ, họ luôn cảm thấy sợ hãi, cảm thấy mọi việc sao lại khó khăn.
Những lời chế giễu, khinh thường của bạn bè, người quen, hàng xóm và cả người lạ đều khiến một con người dễ dàng đánh mất sự tự tin vốn có.
Cách rèn luyện sự tự tin nhằm quản trị cảm xúc trong khi giao tiếp
- Luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện.
- Hành động một cách quyết liệt không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi.
- Can đảm, tự tin thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân;
- Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.
Quản trị cảm xúc đơn giản là việc bạn lựa chọn cảm xúc tích cực và triệt để loại trừ cảm xúc tiêu cực. Người quản lý cảm xúc thành công là người không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động, lời nói.
“Cảm xúc là kẻ thù của thành công”.
Những người thành công đều là những người có kỹ năng quản lý cảm xúc vô cùng tốt. Hãy học cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc để đạt được thành công trong tương lai.
Cách loại bỏ cảm xúc tiêu cực
- Ý thức trách nhiệm bản thân trong mọi việc, không đổ lỗi trốn tránh trách nhiệm;
- Không bào chữa cho những sai lầm, hãy can đảm nhận lỗi và quyết tâm sửa đổi;
- Không quá đặt nặng tính thiệt hơn trong các mối quan hệ;
- Loại bỏ những ngôn từ tiêu cực khỏi từ điển hàng ngày của bạn, thay vào đó bằng những ngôn từ tích cực, tươi sáng và những lời khen.
Rèn luyện quản trị cảm xúc với 5 mẹo dành riêng cho bạn
Thiền
- Thiền giúp bạn tách mình ra khỏi suy nghĩ khi bạn phản ứng với căng thẳng.
- Thiền giúp bạn dừng lại lại và chọn một phản ứng thay vì phản ứng vì hoảng sợ hoặc sợ hãi.
- Thiền cũng cho phép bạn thư giãn cơ thể, điều này cũng có thể giúp bạn tránh khỏi phản ứng căng thẳng.
Những người thực hành thiền cũng có xu hướng ít căng thẳng hơn, vì vậy thiền rất xứng đáng với nỗ lực thực hành.
Viết ra những gì bạn cảm thấy
Một phương pháp để quản lý cảm xúc, là viết cảm xúc của bạn ra giấy.
Khi gặp phải những trường hợp khó xử như bị sếp phê bình, thậm chí bị đồng nghiệp chèn ép, bạn có thể sẽ không nghĩ thông được trong khoảnh khắc gặp phải trường hợp đó. Nó có thể là một lối thoát cảm xúc cho những cảm giác căng thẳng. Nó cũng cho phép bạn suy nghĩ về cách giải quyết cho các vấn đề bạn gặp phải
Những hoạt động lành mạnh
Các hoạt động tự xoa dịu bản thân (self-soothing) giúp giảm các cảm xúc buồn bã, cáu giận từ những trải nghiệm tiêu cực.
Khi bị dồn nén cảm xúc, hãy làm những việc nhẹ nhàng sẽ giúp bớt gánh nặng trong suy nghĩ và xúc cảm hơn.
- Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho bản thân mình bằng các hoạt động như vẽ tranh, tập thể dục, hoặc đơn giản là thưởng cho mình những đồ ăn ngon, quần áo đẹp, luyện yoga hoặc thiền để tĩnh tâm.
- Bạn có thể lựa chọn dành thời gian cùng bạn bè và gia đình. Chia sẻ cảm xúc với những người hiểu và sẵn sàng lắng nghe sẽ giúp bạn giảm bớt những cảm xúc dồn nén đi nhiều.
Nâng cao nhận thức về bản thân
- Rèn luyện ngôn ngữ cơ thể, dáng vẻ tự tin
- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi giao tiếp để được tin tưởng, yêu mến hơn
- Đứng lên từ thất bại, hướng tới thành công
- Thử thách bản thân với những điều mới mẻ
- Chân thành với cảm xúc của bản thân
- Không đổ lỗi, so đo với người khác
- Bỏ qua lời phàn nàn, khen ngợi nhiều hơn.
Suy nghĩ tích cực
Điều quan trọng là phải hiểu rằng suy nghĩ lạc quan hoặc tích cực không liên quan đến việc phớt lờ vấn đề của bạn. Đó là việc mang lại cho những thử thách mình đối mặt một góc nhìn tích cực hơn và tìm kiếm niềm vui để giúp bạn vượt qua.