Blog Single

Quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ với 5 app quản lý

Quản lý tài chính cá nhân là vấn đề quan trọng trong đời sống của mỗi người, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong thời kỳ hậu Covid-19. Cùng Mie điểm lại và giải đáp những câu hỏi xoay quanh vấn đề về phương pháp quản lý chi tiêu, cách tránh “bẫy” tài chính…bạn trẻ nha !!!

Quản lý tài chính cá nhân: hiểu sao cho đúng

Quản lý tài chính cá nhân còn gọi là kỹ năng quản lý tiền bạc hiệu quả. Vấn đề này có nhiều hướng tiếp cận. Đây là một dạng kỹ năng sống, ai cũng có thể làm được mà không cần chuyên môn tài chính.

Việc quản lý tài chính cá nhân hay quản lý tiền bạc hiệu quả có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mỗi cá nhân. Khi sử dụng hợp lý nguồn tiền sẵn có, mỗi người có thể chủ động ứng phó với những tình huống rủi ro trong cuộc sống mà không lâm vào khủng hoảng tài chính đi kèm.

Quản lý tài chính cá nhân
Quản lý tài chính cá nhân

Thực tế cho thấy nhiều trường hợp không có khả năng chi trả chi phí điều trị ung thư do khó khăn về năng lực tài chính. Bên cạnh đó, việc sắp xếp các nguồn tiền sẵn có sẽ góp phần hình thành cách sống có kế hoạch cho mọi việc; thúc đẩy sự phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, thương lượng đàm phán,… Không chỉ vậy, năng lực kiểm soát tài chính tốt cũng là yếu tố giúp mỗi cá nhân có cơ sở để tiếp cận các điều kiện tốt về giáo dục, y tế, đời sống tinh thần,…

Trước những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 đến tình hình tài chính, việc chuẩn bị một “quỹ” tài chính cho bản thân và gia đình là vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, mỗi cá nhân cần biết cách tập trung vào các nhu cầu cơ bản để sống và phát triển: ăn uống, sinh hoạt, học tập,… Ngoài ra, việc lập kế hoạch tiết kiệm lâu dài; tìm hiểu các hình thức bảo hiểm và cắt giảm các nhu cầu chi tiêu thuộc về mong muốn: giải trí, ăn vặt, tiệc tùng, quần áo,… cũng là những giải pháp hữu hiệu giúp mỗi người chủ động hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh.

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả: công thức “nằm lòng”

Quản lý tài chính cá nhân bất hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng trong giới trẻ, nhất là các bạn sinh viên xa nhà. Do đó, giới trẻ cần học cách tiếp cận các dịch vụ tài chính – ngân hàng hợp pháp để hiểu rõ về thủ tục vay nợ; học kỹ năng tiêu dùng thông minh bao gồm việc phân tích giá trị sử dụng và công dụng của sản phẩm và dịch vụ, phân biệt nhu cầu và mong muốn khi chi tiêu, xác định phạm vi được chi tiêu và giá cả sản phẩm dịch vụ trước khi quyết định mua, hiểu rõ các chính sách bảo hành, khuyến mãi, đổi trả sản phẩm,…

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ góp phần ngăn chặn hoạt động của những tổ chức tài chính phi pháp và đảm bảo điều kiện sống tốt hơn cho mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen chi tiêu hợp lý sẽ bảo vệ bản thân mỗi người và gia đình họ trước những khó khăn, thách thức xảy đến bất ngờ: ốm đau, dịch bệnh, tai nạn,…

Quản lý tài chính cá nhân với 6 yếu tố tối ưu là một trong những kỹ năng mà bất kỳ ai cũng cần học hỏi. Biết cách sắp xếp và phân bổ tài chính sẽ giúp bạn sớm ổn định cuộc sống, tránh nhiều rủi ro bất ngờ. Học cách quản lý tài chính càng sớm, thì tài chính của bạn sẽ càng tốt và ổn định về lâu dài.

mục tiêu tài chính phải có tính thực tế
mục tiêu tài chính phải có tính thực tế

Quản lý tài chính cá nhân và những sai lầm

Những “bước ngoặt” tài chính tuổi thanh xuân

Trăn trở nhất là chuyện lựa chọn những thời điểm phù hợp để thực hiện những “bước ngoặt” tài chính tuổi thanh xuân:

  • Lần đầu tiên bạn trẻ tự tiêu một món tiền lớn, như học đại học xa nhà, tiền trọ, mua xe…
  • Lần đầu tiên bạn trẻ tự kiếm tiền, có ví tiền riêng, mở tài khoản tín dụng…

Bao nhiêu tuổi là phù hợp để làm những việc này, đây là điều mà rất ít các bậc phụ huynh quan tâm chia sẻ từ trước, dẫn đến tình trạng chi tiêu lệch lạc, mất kiểm soát, hao hụt thậm chí gây nên nợ nần…

Quản lý tài chính cá nhân  và “tiêu tiền không phanh”

Khi chúng ta càng lớn, câu chuyện tiêu dùng không chỉ xoay quanh việc xin cha xin mẹ mấy nghìn mua kẹo hay khui ống heo để sắm một chiếc váy mới. Đã đến lúc bạn trẻ phải tự học cách kiểm soát chi tiêu, có những khoản tiêu dùng cá nhân của riêng mình. Từ đây mà bao chuyện dở khóc dở cười xảy ra !!!

Bạn trẻ ngày nay nhạy bén với các tiện ích mua sắm thông minh trên các trang online cũng khiến khó kiểm soát chi tiêu hơn, thích thú cái mới nhưng thiếu sự chín chắn dẫn đến việc mua sắm quá đà, mất cân đối trong chi tiêu.

mua sắm thông minh trên các trang online
mua sắm thông minh trên các trang online

Quản lý tài chính cá nhân: các mô hình cho bạn trẻ

Quản lý tài chính cá nhân: tiêu dùng tiết kiệm

Một trong những bài học lớn nhất trong hành trình trưởng thành đó chính là học cách tiêu tiền. Đây là câu chuyện khá nhạy cảm, gây nhiều áp lực lên người trẻ. Chúng ta cùng hành động tiêu dùng tiết kiệm bắt đầu từ những điều rất nhỏ!

Bắt đầu tích lũy những khoản tiền giải thưởng, tiền lì xì, trích tiền tiêu vặt… Tích tiểu thành đại – khoản tiền này sẽ là một khoản trang trải kha khá khi bạn trẻ bước vào giảng đường đại học hay quyết định du học trong tương lai.

Quản lý tài chính cá nhân: các ứng dụng thông minh

Với sự phát triển của khoa học công nghệ trong kỷ nguyên 4.0, có rất nhiều sáng kiến ra đời để giúp đỡ người trẻ nói riêng trong quản lý tài chính.

Đầu tiên phải kể đến là các dịch vụ ngân hàng. Ngày nay, rất nhiều ngân hàng cho ra mắt các ứng dụng thông minh trên smartphone như “smart banking”, “ngân hàng online”, hay các gói tiết kiệm cho mục đích giáo dục.

Nếu phụ huynh có điều kiện hơn 1 chút nữa, việc bạn trẻ tự mình sở hữu một chiếc thẻ tín dụng riêng – giúp việc chi tiêu trở nên tự chủ và dễ dàng hơn.

Ngay từ hôm nay, bắt đầu luyện tập khả năng phán đoán, nghĩ sâu trước khi chi tiền cho bất cứ điều gì. Tự chủ tài chính đồng thời tạo nên sự tự tin và trách nhiệm với khoản tiền mà bạn trẻ đang có.

Các thiết bị di động hay laptop cũng đều có rất nhiều ứng dụng quản lý chi tiêu dành cho người trẻ. Các mục liệt kê cụ thể như chi tiêu theo ngày, theo tháng, theo quý cũng như thực hiện ghi nhớ và so sánh định mức chi tiêu của bạn trẻ trong nhiều mốc thời gian. Các ứng dụng này còn trang bị thêm khả năng “tuýt còi báo động” khi chi tiêu vượt mức quy định hay có sự chênh lệch quá nhiều so với tháng trước.

Quản lý tài chính cá nhân: tự kiếm tiền

Thực chất một công việc làm thêm nho nhỏ sẽ giúp bạn trẻ trưởng thành hơn, và nếu nó không ảnh hưởng đến học tập hay sức khỏe của ban trẻ thì công việc này là hoàn toàn phù hợp!

Bạn trẻ có thể kiếm thêm thu nhập từ các hộ kinh doanh gia đình, như soát lỗi chính tả trên giấy tờ, văn bản, thu ngân, hay làm phục vụ, rửa ly… Làm gia sư online hay tại nhà nếu bạn trẻ có phương tiện di chuyển linh hoạt.

Ngày nay, với chỉ 1 chiếc laptop, các bạn trẻ có thể tham gia thực hiện các nội dung sáng tạo, viết content thuê hay làm một freelancer…Khi tự có cho mình những trải nghiệm này, bạn sẽ thích thú và chững chạc hơn đối với việc quản lý tài chính của bản thân.

Quản lý tài chính cá nhân: lối sống tối giản

Mie rất rhuyến khích bạn trẻtham gia vào lối sống tối giản và thân thiện: không sử dụng đồ nhựa một lần, phối lại quần áo cũ, đi bộ đến trường, hạn chế ăn vặt và học cách nấu ăn đơn giản tại nhà. Đây là lối sống vừa lành mạnh vừa tiết kiệm. Ngoài ra, con có thể tự mình mở những buổi “donate” quần áo hoặc tự tay trồng và kinh doanh các loại cây cảnh để bàn làm việc, góc nhà… Đây là cách tiết kiệm hay nhất, đồng thời cũng là cách kiếm tiền hay nhất, bạn trẻ ạ!

Vai trò của app quản lý tài chính cá nhân

app quản lý chi tiêu
app quản lý chi tiêu

Các app quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn thống kê các khoản chi tiêu từ nhỏ đến lớn theo từng ngày. Từ đó có cái nhìn toàn cảnh về cách dùng tiền của mình để điều chỉnh và cơ cấu lại chi phí hàng tháng sao cho hợp lý. Một số app quản lý tài chính cá nhân còn có tính năng cảnh báo khi người dùng sắp chạm ngưỡng “lạm chi”.

Các app quản lý tài chính cá nhân này được cài đặt trên điện thoại nên bạn có thể dễ dàng cập nhật mọi nơi, mọi lúc. Vì tính tiện lợi vượt trội so với hình thức ghi chép bằng sổ nên bạn sẽ hình thành được thói quen sử dụng thường xuyên và kỷ luật hơn. Chỉ sau một thời gian sử dụng app quản lý tài chính cá nhân, chắc chắn bạn sẽ rèn được thói quen chi tiêu khoa học.

Top 5 app quản lý tài chính cá nhân miễn phí phổ biến

Money Lover

Money Lover e1656870289206
Money Lover

Money Loverapp quản lý tài chính cá nhân từng đạt Giải Nhất trong cuộc thi Nhân tài đất Việt và lọt Top 5 ứng dụng tốt nhất trên Android, Google I/O 2017. Với ứng dụng này, bạn có thể theo dõi chi tiêu và lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả theo ngày, tuần, tháng, quý, năm. Money Lover liên kết với hơn 20 ngân hàng quốc nội để người Việt theo dõi biến động số dư hàng ngày, từ đó điều chỉnh được hành vi chi tiêu hợp lý.

Money Manager

Money Manager
Money Manager

Money Manager có đến hơn 17 triệu lượt tải về trên toàn thế giới. Vì có số lượng người dùng đông đảo nên nhà phát triển ứng dụng liên tục nâng cấp chất lượng để làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Money Manager cho phép bạn lập nhiều danh mục chi tiêu và gắn hình ảnh vào chi tiêu cho dễ nhớ. Công cụ lọc hiệu quả của app quản lý tài chính cá nhân này cũng giúp bạn nhanh chóng tìm thấy chi tiêu trong quá khứ.

Spendee

Spendee
Spendee

Spendee sở hữu giao diện đẹp mắt và rất dễ sử dụng. Thông qua app quản lý tài chính cá nhân này, bạn có thể theo dõi sát sao. Từ đó có thể đánh giá tổng quan về các khoản chi trong ngày và lập kế hoạch chi tiêu một cách khoa học. Ứng dụng này cũng có thể đồng bộ an toàn với tài khoản ngân hàng của bạn.

MoneyOi

MoneyOi
MoneyOi

MoneyOi giúp bạn quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 6 hũ bao gồm: Thiết yếu, Giáo dục, Tiết kiệm, Đầu tư, Hưởng thụ, Thiện tâm. Bạn sẽ tự mình thiết lập ngân sách cho 6 hũ và theo dõi biến động từng hũ. Qua quá trình sử dụng, ứng dụng sẽ giúp bạn xây dựng được thói quen quản lý tài chính hiệu quả.

MISA Money Keeper (MISA)

MISA Money Keeper (MISA)
MISA Money Keeper (MISA)

MISA có giao diện tiếng Việt nên đơn giản và dễ sử dụng với tất cả mọi người. Với app quản lý tài chính cá nhân này, bạn có thể ghi chép toàn bộ hoạt động thu chi, vay nợ của mình. Các biểu đồ trực quan và khoa học giúp bạn có cái nhìn rành mạch về kế hoạch tài chính, từ đó có thể điều chỉnh hành vi chi tiêu hợp lý theo tháng, quý, năm.

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *