Phát triển bản thân mỗi ngày để có thể trở thành một phiên bản tốt hơn và tốt hơn nữa, chính là yếu tố cần và đủ để bạn đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy làm sao để phát triển bản thân nhanh chóng và toàn diện ?
Phát triển bản thân
Khái niệm
Phát triển bản thân là gì? Cho dù bạn có đang làm gì, trái đất của chúng ta vẫn quay và thế giới ở xung quanh chúng ta vẫn không ngừng biến đổi với một tốc độ nhanh chóng mặt. Chính vì vậy, đừng bao giờ thỏa mãn đối với những gì mà bản thân đã có và đang có, những kiến thức chuyên môn có thể vẫn còn giá trị vào hôm nay, tuy nhiên rất có thể sẽ bị thiếu xót hay lỗi thời vào ngày mai.
Phát triển bản thân chính là một quá trình mang tính lâu dài, bởi vì chúng sẽ không được giới hạn về mặt thời gian. iệc có kế hoạch phát triển bản thân rất cần thiết cho mỗi người chúng ta cho cả hôm nay và trong cả tương lai, bất chấp con người có già đi hoặc thế giới xung quanh ta có không ngừng biến động.Việc có kế hoạch phát triển bản thân rất cần thiết cho mỗi người chúng ta cho cả hôm nay và trong cả tương lai, bất chấp con người có già đi hoặc thế giới xung quanh ta có không ngừng biến động.
Phát triển bản thân hay kế hoạch phát triển bản thân, không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc gia tăng được thành tích cá nhân hoặc thu nhập cuộc sống, đó chính là quá trình làm mới và nâng cao tổng hợp được những yếu tố có thể kể đến như: ngoài hình, kiến thức hay kinh nghiệm, kỹ năng sống và trí thông minh hoặc trí tuệ cảm xúc,..
Kỹ năng phát triển bản thân
Chúng ta thường học cách phát triển bản thân thông qua những hành vi, thói quen, nhận thức hàng ngày. Đây là quá trình diễn ra mọi lúc mọi nơi, từ lúc bạn còn nhỏ cho đến khi trưởng thành.
- Rút ngắn quá trình đi đến mục tiêu, ước mơ của bạn
- Giúp bạn có lối sống chủ động, tích cực
- Giúp bạn trở thành con người sống có kế hoạch, hạnh phúc hơn
- Giúp cơ thể khỏe mạnh, luôn đem đến năng lượng tích cực.
Phát triển bản thân cần 9 kỹ năng
Suy nghĩ tích cực
Trong mỗi người chúng ta luôn tồn tại những suy nghĩ tích cực và tiêu cực. Nếu bạn luôn có những suy nghĩ tiêu cực thì rất khó để đương đầu với thất bại. Nếu cứ giữ trạng thái này, bạn sẽ không có động lực để tiếp tục. Có câu “Hãy nhìn phần đầy của ly nước, thay vì phần vơi”. Đây là ví dụ chân thực về việc bạn nên nhìn mặt tích cực của vấn đề.
Bên cạnh đó, khi bạn có niềm tin vào cuộc sống, giữ thái độ tích cực, lạc quan. Bạn sẽ nhìn mọi việc theo chiều hướng tốt, bạn sẽ thấy điều tốt đẹp. Tư duy tích cực sẽ hướng mỗi người tới lối sống tốt, và tạo ra động lực giúp bạn luôn cố gắng.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một kỹ năng phát triển bản thân quan trọng mà bạn cần rèn luyện. Giao tiếp giúp con người với con người được kết nối với nhau, giúp bạn bày tỏ, thuyết phục người nghe hay nói lên nhu cầu của bạn. Một số lời khuyên giúp bạn tăng khả năng giao tiếp có thể tham khảo
- Nhìn trực tiếp khi nói chuyện
- Không tỏ ra lo lắng, bồn chồn khi giao tiếp
- Không làm các hành động khiến bạn bị tách rời khỏi cuộc giao tiếp.
- Phát âm chính xác, hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương.
- Nói đúng vấn đề trọng tâm, không lan man.
Luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng
Trong quá trình học tập và làm việc, hãy tích lũy những kỹ năng mềm bên cạnh việc phát triển các kỹ năng cứng. Sự phối hợp hài hòa giữa 2 kỹ năng này sẽ giúp bạn đi đến thành công.
Trau dồi kiến thức và kỹ năng còn giúp bạn nhìn mọi việc một cách tổng quan. Có cái nhìn toàn diện, bạn sẽ có những hành động đúng đắn để suy nghĩ, giải quyết vấn đề một cách khoa học, xác định những điểm còn thiếu để biến cái nhìn phiến diện thành cái nhìn tổng quát.
Kỹ năng chọn ra công việc ưu tiên
Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải chọn được mức độ ưu tiên cho các công việc. Hãy lọc và phân chia những công việc quan trọng.
Khi bạn biết sắp xếp thời gian, bạn sẽ có nhiều thời gian để rèn luyện những kỹ năng khác. Kỹ năng này giúp bạn rèn luyện tính khoa học, tiết kiệm thời gian và đòi hỏi bạn phải biết quản lý thời gian hiệu quả. Hãy luôn tập luyện thật tốt kỹ năng này nhé.
Tự tin trong cuộc sống
Chìa khóa để gây ấn tượng với đối phương là tự tin. Tự tin giúp bạn có những suy tích cực, bạn dần trở nên mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm. Tuy nhiên, bạn phải xác định khi nào nên tự tin thể hiện thế mạnh và lúc nào phải khiêm nhường để lắng nghe lời khuyên.
Kỹ năng làm việc nhóm
Bạn nghĩ làm việc nhóm hay làm việc cá nhân sẽ hiệu quả hơn? Bạn biết đó, khi làm việc nhóm sẽ giúp những khó khăn của bạn được các thành viên hỗ trợ. Hơn nữa, bạn được trau dồi các kỹ năng như: giao tiếp, giải quyết xung đột,… Khi cả nhóm cùng làm việc sẽ đạt được thành công ngoài sức mong đợi.
Ngày nay, các công ty rất chuộng những người có kỹ năng làm việc nhóm. Bởi làm việc nhóm sẽ giúp công việc đạt hiệu quả hơn và đ là một kỹ năng phát triển bản thân bạn nên có.
Kỹ năng sáng tạo
Sáng tạo luôn được đánh giá cao ở bất kỳ lĩnh vực. Tư duy sáng tạo giúp bạn tạo ra những chiến lược, biện pháp để giải quyết vấn đề. Sáng tạo còn giúp bạn nổi bật, tạo ấn tượng với người khác. Để rèn luyện, bạn hãy luôn tự làm mọi việc, không nên ỷ lại. Sáng tạo có thể rèn luyện mỗi ngày vậy nên hãy luôn cố gắng hơn.
Sẵn sàng học hỏi từ những lời phê bình
Kỹ năng này đòi hỏi cần phải chấp nhận nhiều thử thách. Nếu bạn không đủ bản lĩnh thì bạn có thể sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Nếu bạn là một người biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình. Bạn sẽ có được một kho tàng kỹ năng, những kiến thức quý giá. Lắng nghe giúp bạn nhận ra những điều còn sai và phải sửa đổi để ngày một hoàn thiện hơn.
Thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác
Nếu có được kỹ năng này bạn sẽ là tiêu điểm của một nhóm. Các công ty rất thích người có đề xuất mới. Họ sẽ thực hiện đề xuất ấy nếu điều đó hiệu quả.
Việc cần làm bây giờ là hãy luôn thúc đẩy bản thân, tìm tòi và học hỏi nhiều kiến thức mới. Luôn cố gắng để phát triển bản thân toàn diện, bạn sẽ tìm ra những khả năng tiềm ẩn bên trong và dần dần phát triển bản thân vượt bậc.
Chia sẻ giúp phát triển bản thân
Chia sẻ là quá trình hệ thống hóa kiến thức
Những điều chúng ta đã biết, có quá trình học hỏi, làm, quan sát, đúc kết, … nó có thể là quá trình học đại học, quá trình đi làm, quá trình kinh doanh hay kinh nghiệm ở một lĩnh vực nào đó, thứ chúng ta đọng lại nó chỉ là những KINH NGHIỆM CỦA RIÊNG MÌNH.
Khi chúng ta ghi chép, viết ra giấy, viết ra thành văn bản hay chia sẻ… chúng ta sẽ biết chúng ta có và đã làm được những gì để trình bày lại với người khác.
Khi chúng ta nghĩ ra chủ đề, nghĩ ra một nội dung, quan sát một ý tưởng nào đó hãy ghi chép và sáng tạo thành video, bài viết, content chứa lời khuyên… chỉ bao nhiêu đó cũng đủ làm chúng ta hiểu chúng ta có gì, và chúng ta đang tạo ra giá trị.: giá trị bản thân, lợi ích cho cộng đồng.
Chia sẻ là quá trình hoàn thiện kỹ năng
- Viết bài nhiều hơn
- Làm video hướng dẫn nhiều hơn
- Tham gia nhiều buổi Offline, event – workshop nhiều hơn
- Livestream nhiều hơn (có đợt mình làm 30 ngày liên tục).
- …
- Kỹ năng viết
- Kỹ năng trình bày, thuyết phục (nhóm kỹ năng thuyết trình trước đám đông)
- Kỹ năng quay video tự tin (mình có series chia sẻ về điều này, ai muốn mình chia sẻ miễn phí không nào)
- Kỹ năng phản xạ, giải quyết vấn đề (qua livestream, qua việc xây dựng hay tham gia workshop, hỏi đáp các chủ đề liên quan…).
Chia sẻ là quá trình hoàn thiện chuyên môn (học hỏi từ cộng đồng)
- Có thêm góc nhìn
- Biết nội dung đúng – sai chỗ nào
- Cần sửa đổi, bổ sung hay chỉnh sửa ở đâu
- Và lần sau thì nên lưu ý những điểm nào (cái kinh nghiệm này chỉ có bạn mới cho bạn được thôi, vì nếu không làm thì chẳng có đâu)
- …
- Review về bản thân mình
- Lên checklist bài viết (sườn bài)
- Tham khảo các bài viết key trên blog, cộng đồng hay mentor của bạn…
- Đặt bút xuống
- Hoàn thiện nó !!!
Chia sẻ giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều