Blog Single

Tầm quan trọng và các bước phân tích thị trường hiệu quả

Phân tích thị trường tác động trực tiếp đến hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp, khi thị trường biến đổi vừa là cơ hội vừa là thách thức để các doanh nghiệp tối đa hóa các hoạt động kinh doanh.

Phân tích thị trường

Khái niệm

Phân tích thị trường là quá trình nghiên cứu, thu thập, kiểm tra và đánh giá thị trường một cách toàn diện và nhiều khía cạnh trong một lĩnh vực mà doanh nghiệp đang quan tâm. Mục đích là đưa ra những bước đi phù hợp, đúng đắn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Các khía cạnh cần tìm hiểu

Khi phân tích thị trường, doanh nghiệp cần tìm hiểu về quy mô, sự cạnh tranh, xu hướng thị trường và khả năng tăng trưởng. Đặc biệt cần quan tâm tới đối tượng khách hàng, sự đa dạng các loại sản phẩm, lợi nhuận mang lại, tiến bộ công nghệ, nguồn lực, kênh phân phối, cơ cấu chi phí…

phân tích thị trường

Tầm quan trọng của phân tích thị trường

Tạo ra cơ hội và thách thức

Trong kinh doanh luôn có những cơ hội và thách thức đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân tích thị trường cách tốt nhất giúp bạn nhìn thấy những chướng ngại vật mà mình phải vượt qua. DN có thể trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó.

Nắm rõ đối thủ cạnh tranh

Hiểu và nắm rõ về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ sẽ giúp bạn có thể đưa ra những sản phẩm, chiến lược phù hợp để vượt lên trên so với họ.

Để thấu hiểu khách hàng

Thấu hiểu khách hàng là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu khi phân tích thị trường và phát triển hiệu quả kinh doanh. Việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, nhu cầu cũng như có phương án đáp ứng nhu cầu của khách hàng mang đến chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công.

Xây dựng chiến lược phát triển

Tiến hành phân tích thị trường giúp bạn có những bước đi đúng đắn và hiệu quả sau những biến động khó lường. Từ đó bạn xây dựng và điều chỉnh những chiến lược cho phù hợp với xu hướng thị trường đặt ra.

Các khía cạnh cần phân tích thị trường

Các khía cạnh cần phân tích thị trường

Quy mô

Quy mô thị trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình phân tích thị trường. Thị trường có quy mô càng lớn thì sẽ càng gặp nhiều các đối thủ cạnh tranh, phân tích đối thủ giúp bạn có những chiến lược khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Xu hướng

Để nắm bắt thị trường bạn cần quan tâm đến xu hướng thị trường đang hướng đến là gì, yếu tố nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Và việc nắm bắt được các xu hướng mới của thị trường là cơ hội để phát triển doanh nghiệp nhanh chóng.

Tốc độ tăng trưởng

Dựa vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của thị trường là nhanh hay chậm mà bạn có thể phân tích thị trường từ đó đưa ra sự đầu tư phù hợp cho chiến lược kinh doanh của mình.

Lợi nhuận

Mục đích cuối cùng của kinh doanh là đem về nguồn lợi nhuận. Nếu thị trường có lợi nhuận tốt thì doanh nghiệp có thể đầu tư mạnh, và ngược lại với nếu thị trường có lợi nhuận kém thì nên hạn chế đầu tư vì sẽ rất lãng phí.

Chi phí

Chi phí

Nắm được mọi chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm là bài toán mà bạn cần phải tính khi phân tích thị trường. Thông qua những con số này, để bạn có thể lên kế hoạch phù hợp, hạn chế mức chi phí thấp nhất để có thể mang lại nguồn lợi nhuận cũng như lợi thế khi cạnh tranh.

Yếu tố tạo nên thành công

Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự thành công khi phân tích thị trường như: hoạt động mua bán, nhu cầu thị trường, các đại lý, kênh phân phối,…

Các bước phân tích thị trường hiệu quả

Đưa ra mục đích cần phân tích

Mục đích cuối cùng của nghiên cứu là giúp bạn định hướng được những việc mà mình cần làm và bỏ qua những khâu không trọng tâm và cần thiết để duy trì và phát triển kế hoạch kinh doanh lâu dài.

Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu

  • Khách hàng của bạn là ai, thuộc nhóm đối tượng như thế nào, độ tuổi, sở thích, nhu cầu ra sao?
  • Thói quen sử dụng sản phẩm của họ là khi nào?
  • Trong trường hợp nào khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn?
  • Khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ co những lợi ích gì?…

Thu thập dữ liệu

Bất kể hoạt động nào trong doanh nghiệp, từ nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm cho đến tiếp thị đều cần dựa vào nguồn quản lý data khách hàng. Bởi vậy thông tin khách hàng là nguồn “tài nguyên” vô cùng quý giá mà doanh nghiệp cần xây dựng và biết cách tối ưu hiệu quả.

Có hai cách nghiên cứu thu thập dữ liệu:

  • Nghiên cứu thứ cấp: Đây là hình thức sử dụng tất cả các dữ liệu và hồ sơ công khai để đưa ra kết luận. Nghiên cứu này rất hữu ích để phân tích độ cạnh tranh cũng như hiệu quả của việc kinh doanh.
  • Nghiên cứu sơ cấp: Đây là hình thức theo đuổi các thông tin trực tiếp về thị trường và khách hàng. Để thu thập được, bạn có thể sử dụng các khảo sát trực tuyến, phỏng vấn qua điện thoại, bảng hỏi…

Kiểm tra và phân tích

Trong quá trình phân tích và kiểm tra, DN cần lưu ý 4 điểm

  • Quy mô và tốc độ tăng trưởng của từng nhóm khách hàng
  • Mục tiêu, xu hướng thị trường hướng đến
  • Tỉ lệ phần trăm thị phần đạt được
  • Kết quả phân tích ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *