Learning 3 kỹ năng nền quan trọng nhất là gì?Mie xin chia sẻ với các bạn 3 kỹ năng nền quan trọng nhất cho tương lai từ McKinsey nha.
Tương lai, chúng ta thường mơ hồ.
Tương lai, đương nhiên là bất định.
Tương lai, đương nhiên là rất vô cảm, ai không relevant – còn liên quan thì nó bỏ cái một, không thèm think twice – nghĩ đi nghĩ lại làm chi.
Nhưng tương lai cũng công bằng, nó cho tất cả mọi người cơ hội như nhau, không phân biệt là ai ở đâu làm gì một lần được reset – bấm F5 tái tạo lại bản thân, chọn lại hành trình, dấn thân vào thế giới mới của những con người đủ mở để tiếp nhận cái mới.
Đương nhiên, có rất nhiều thứ phải thay đổi.
Có rất nhiều kiến thức phải học mới.
Có rất nhiều kỹ năng phải tập trung nâng cấp.
Có rất nhiều nhưng cũng không có gì là quá sức, nếu chúng ta biết bắt đầu xây những viên gạch đầu tiên từ những kỹ năng nền.
Đây là điều mà tất cả mọi trường học, công ty, tổ chức đều cần phải huấn luyện lại cho học sinh, sinh viên, nhân sự của chính họ.
Trong một thế giới mà thứ gì cũng mới, cũng khác, cũng phải tư duy lại thì chúng ta phải luôn sẵn sàng learning, học để chiến đấu với những thách thức.
Việc học bây giờ là sống còn, là kỹ năng sinh tồn, là chuyện riêng tư cá nhân không thể nào cá nhân hơn nữa. Bởi vì thế không ai có thể và có quyền giao sự học của mình cho ai khác, dù là nhà trường, hệ thống giáo dục tiên tiến cỡ nào, ở nước nào, hay đùn đẩy giao phó cho bộ phận gọi là học tập và đào tạo của công ty, tổ chức mình đang làm việc.
Họ chỉ đang đóng vai trò facilitator – người tạo điều kiện và tạo môi trường học tập cho chúng ta dễ dàng tiếp cận, dễ dàng tìm kiếm, hỗ trợ công cụ dụng cụ cho chúng ta quản trị hành trình học tập của chính mình.
Chúng ta không bắt đầu, không dấn thân, không tự thân thì trách nhiệm rõ như ban ngày là thuộc về chính chúng ta.
Khi đó chúng ta không thể đổ người này kẻ kia, bởi sự thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình. Việc chúng ta cần làm, chính là,tư duy lại cách học, học lại cách học, thay đổi thói quen học, lên lại kế hoạch học chủ động cho bản thân.
Đó hoàn toàn là điều thiết yếu và cần kíp chuẩn bị gì cho tương lai của chính chúng ta.

Technology – Học về công nghệ
Cho dù chúng ta đang làm ngành gì nghề gì, môi trường làm việc như thế nào thì có một sự thật không thể nào chối cãi là chúng ta PHẢI cộng tác với Technology– công cụ kỹ thuật số mới, với tự động hoá và qui trình mới, với công nghệ mới cập nhật theo kiểu mỗi ngày.
Đừng cố trốn tránh, kiếm chuyện, hay gây rắc rối với bất kể ai khi người ta triển khai những hệ thống công nghệ và kỹ thuật số mới này. Bởi vì điều này khiến chúng ta mất thời gian, tự gây áp lực cho bản thân và làm phức tạp thêm cho cuộc sống công việc của chính.
Chúng ta PHẢI cộng tác với công nghệ, PHẢI học cách vận hành một cách tối ưu và thay đổi bản thân là chuyện đương nhiên không có cách nào tránh.
If you can’t beat them, join them.
– Nếu không thẻ ngăn cản thì hợp tác thôi. –
Càng sớm càng tốt, càng nhanh càng tốt, càng chủ động càng tốt. Lời khuyên thực tế nhất để học là, dù bất cứ công nghệ gì mới, ban đầu chưa biết chưa quen sẽ khó khăn, luôn luôn hãy lao vào ôm chầm lấy nó mà học và làm sao master – nhuần nhuyễn luôn mới được.
Tránh lơ mơ on off theo mood, điều này hoàn toàn không có lợi cho bản thân và đang huỷ hoại tương lai của chúng ta. Tích cực, chủ động và quan trọng nhất là open tư duy theo tâm thái “ly nước rỗng” để học nha mọi người.
️Learning to be human – Học làm người
Covid đã đẩy mọi thứ số hoá lên cấp độ tăng tốc tự động không có cách nào dừng lại được, nhanh hơn theo dự đoán là từ 5-7 năm, nghĩa là thay vì mình còn tới 7 năm để từ từ adapt – thích nghi, thì bây giờ covid đã chiếm mất 7 năm đó của mình. Mặc dù chúng ta sống sót qua cơn đại dịch nhưng xã hội biến động, chúng ta phải làm sao thích nghi ???
Thành công đòi hỏi bạn phải biết tại sao bạn làm những điều bạn đang làm. Điều này đặc biệt đúng với những công việc cường độ cao. Dường như có một vài sự tương đồng giữa sự căng thẳng của công việc và chiều sâu của những lí do. Chúng ta rút ra được một bài học tương đương: Làm trong vô thức (autopilot) không phải là công thức của thành công.
Lấy ví dụ, những người quyết định tham gia chạy marathon. Có lẽ họ quyết định làm như vậy vì sức khỏe của họ, để chứng minh rằng họ có thể làm điều đó, để gây quỹ từ thiện hoặc vì họ thích cạnh tranh…vân vân. Vì họ đã cam kết tham gia chạy marathon, họ tập luyện. Ngay cả khi trời lạnh, có tuyết và mệt mỏi, họ vẫn ra ngoài chạy bộ. Tại sao? Bởi vì họ đang luyện tập cho một cuộc chạy marathon; họ có một lý do cho những nỗi đau; một sự kết nối với một mục đích cao cả hơn. Hãy tưởng tượng nếu họ không có mục đích nào, thì trời lạnh, tuyết rơi và họ thì mệt – họ có định ra ngoài chạy bộ không?
Làm trong vô thức (autopilot) thì dễ dàng nhưng nguy hiểm. Bạn phải chủ động trong việc xác định lí do tại sao trước khi hành động (hoặc, kém lí tưởng hơn, là sau khi bạn đã ở trong tình huống đó rồi). Nếu bạn làm trong vô thức, bạn sẽ bớt hào hứng và không học hỏi được nhiều từ những trải nghiệm, từ đó chúng ta có thể sẽ thể hiện kém hiệu quả hơn.
Bạn có thể đi rất xa, rất nhanh, nhưng chỉ khi bạn có một định hướng!!!
