Blog Single

Khởi nghiệp thành công trong kinh doanh

Khởi nghiệp thành công cần có những đức tính và cơ hội thế nào để doanh nghiệp tồn tại và phát triển là một đề tài được các bạn trẻ đang mơ ước khởi nghiệp quan tâm.Để giúp các bạn hiểu rõ hơn những khó khăn và thuận lợi và các bước biến ước mơ thành hành động, Mie Master xin chia sẻ vài câu chuyện tầm đắc khởi nghiệp thành công cũng như kinh nghiệm đã tích lũy trong hành trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp từ ý tưởng kinh doanh

Đi tìm ý tưởng

Khởi nghiệp thành công ngoài những đức tính và cơ hội cần có để doanh nghiệp phát triển thì cần chú trọng thêm những yếu tố sau để giúp doanh nghiệp nhỏ của mình tồn tại và lớn mạnh.

Hành trình đầu tiên để khởi nghiệp thành công của nhiều Founder thế giới và Việt Nam đều bắt nguồn từ những ý tưởng. Ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp chính là chiếc chìa khóa, là bước đệm đưa Founder đến với con đường hiện thực hóa ước mơ.

Xây dựng ý tưởng chi tiết

Hiện nay, số lượng các bạn trẻ khởi nghiệp thành công không hề nhỏ. Đó chính là đối tượng đang sống trong giai đoạn sung sức và nhiệt huyết nhất nên nguồn ý tưởng rất dồi dào và tư duy táo bạo.

Xây dựng ý tưởng chi tiết

Tuy nhiên để khởi nghiệp thành công, một ý tưởng độc đáo không phải là tất cả. Muốn làm sáng tỏ con đường khởi nghiệp của chính mình, bạn phải chắc chắn về ý tưởng kinh doanh – bao hàm tính khả thi, tính triển khai và khả năng vận hành một cách trơn tru.

Tiếp theo, một kinh nghiệm then chốt với phần ý tưởng chính là việc bạn phải chi tiết hóa ý tưởng của mình một cách khoa học.

Để ý tưởng được chi tiết hóa, bạn phải phân định rõ ràng mục tiêu, sứ mệnh, định hướng, tiêu chí hoạt động,… trong doanh nghiệp tương lai mà mình xây dựng.

Có rất nhiều start-up khi bắt tay hành động sẽ phần nào đánh giá được tính khả thi của dự án, triển khai ý tưởng thành từng nhánh nhỏ để thiết kế rõ hơn về doanh nghiệp tương lai, khả năng có thể thành công, xác xuất rủi ro, năng lực tồn tại; ngược lại, nếu quá trình chi tiết hóa ý tưởng có định hướng và mục tiêu không rõ ràng từ ban đầu, khả năng sẽ thất bại nhanh chóng.

Dám để khởi nghiệp thành công

Dám đối mặt với thách thức

Với kinh nghiệm khởi nghiệp thành công từ nhiều ông chủ lớn, ai ai cũng biết rằng thất bại là điều không tránh khỏi. Ttong thực chiến nhiều start-up phải chấp nhận ba lần bảy lượt thất bại trước khi nhận được những quả ngọt đầu tiên. Và bất kì ai trong chúng ta khi vấp phải thất bại, lỗ vốn, phá sản… đều cảm thấy nản lòng, thậm chí suy sụp và yếu đuối.

Chính vì thế ngay từ bước đầu tiên trong khởi nghiệp thành công, phải xây dựng được tinh thần dám đối mặt với những thất bại.

Dám đối mặt với thách thức

Bởi chính vì sự mạnh mẽ, lạc quan, một cá nhân sau khi gục ngã với dự án tâm huyết của chính mình, họ sẽ không bao giờ buông xuôi. Hoặc là họ tìm ra con đường, định hướng làm việc mới, hoặc họ buộc  “lột xác” để làm mới tư duy, cách quản lý, vận hành doanh nghiệp của mình.

Trong những thời điểm then chốt như vậy, nếu không vững vàng làm chủ bản thân, chúng ta sẽ không bao giờ đủ tự tin và sáng tạo để bắt đầu lại tất cả được nữa.

>>>> Founder là gì? Founder có gì khác Co-Founder?

Dám nghĩ lớn để khởi nghiệp thành công

Thông thường, kinh nghiệm khởi nghiệp thành công trong kinh doanh mà nhiều Founder truyền đạt cho các thế hệ trẻ là khai thác thị trường, tìm đến những ngách trống mà chưa một doanh nghiệp nào tìm đến. Đó chính là một trong những điểm then chốt, giúp cho dự án khởi nghiệp của bạn trẻ có tương lai phát triển.

Khi một start-up dám nghĩ lớn, có kế hoạch phát triển doanh nghiệp tương lai, thì dự án của bạn mới có thể tồn tại bền vững. Từ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công, các Founder nổi tiếng đều cho rằng nếu không mở ra tầm nhìn tương lai cho doanh nghiệp, nhiều khả năng công việc của start up sẽ bị ngưng đọng, bế tắc vì đến một thời điểm nào đó bbanj bị sa vào thị trường bão hòa.

Không chỉ là tham vọng phát triển, làm giàu, dám nghĩ lớn giúp Founder nhìn rõ hơn quy mô có thể đạt đến của doanh nghiệp mình. Trong khâu hoạch định chiến lược, các Founder sẽ nhìn nhận ra yếu điểm của doanh nghiệp mình trong quá trình vận hành. Từ đó, Founder sẽ biết cách để thay đổi, điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

Để trở thành một Founder thực thụ qua 5 bước

Lưu ý: trong phần này, đây là những kiến thức Mie Master tổng hợp từ những đàn anh đàn chị đi trước, và từ tài liệu, từ sách báo, có một chút góc nhìn chủ quan từ người viết bài. Vì thế, đây không hẳn là một “khung mẫu” chung để trở thành Founder thực thụ nhe.

Biết bản thân là ai và thực sự muốn gì

Bạn có một ý tưởng, bạn thực hiện hóa ý tưởng đó và bạn trở thành Founder của dự án. Về mặt lý thuyết là như vậy. Nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo được.

  1. Bạn sẽ cần phải biết bạn là ai?
  2. Bạn mong muốn điều gì?
  3. Bạn thực sự muốn khởi nghiệp hay không hay thích sự ổn định?
  4. Kỹ năng chuyên môn của bạn ra sao?
  5. Mức độ quyết tâm của bạn đối với dự án như thế nào?

Biết được những điều này, bạn sẽ có thể đến gần hơn con số 1.

Khởi nghiệp hoặc tham gia vào một startup

Bạn luôn được khuyến khích tham gia vào một startup để trải nghiệm trở thành một phần của startup – nơi bạn sẽ phải là một người đa năng. Bạn có chuyên môn về website? Nhưng sửa mạng, đi dây cáp, quản lý server, sửa máy lạnh, máy quét vân tay lẫn những công việc khác như marketing bạn cũng sẽ phải nếm thử. Tất cả đều là những kinh nghiệm quý báu.

Đi tìm mentor

đi tìm mentor

Tìm được mentor phù hợp sẽ giúp hạn chế tỷ lệ thất bại, giúp dự án của bạn phát triển nhanh hơn. Sẽ có rất nhiều người ngoài kia sẵn sàng làm người dẫn dắt khi họ thấy bạn đủ tiêu chuẩn hoặc thấy niềm đam mê hoặc thấy bản thân họ trong chính bạn. Hãy mạnh dạn bước ra thế giới ngoài kia và kiếm tìm, bạn sẽ nhìn thấy một mentor cho chính mình.

Đi tìm Co-Founder

Sau khi hoàn thành bản kế hoạch chi tiết, bạn biết bạn thiếu kỹ năng gì, và bạn đi tìm ngay cho mình một Co-Founder là mảnh ghép còn thiếu đó.

  • Một doanh nghiệp khó vận hành nếu chỉ có chuyên môn.
  • Doanh nghiệp sẽ không thể sống nổi nếu không có doanh thu
  • Biết về luật cũng là một lợi thế để khởi nghiệp nữa đấy!
  • Dù không dễ dàng nhìn ra người chung chí hứng, nhuưng đừng khởi nghiệp 1 mình. Hãy tìm một người đồng hành cùng bạn.

Tham gia các cuộc thi khởi nghiệp

Trong những cuộc thi khởi nghiệp, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy những điều này.

  • Cơ hội marketing bản thân 0 đồng
  • Cơ hội lên sóng truyền hình, lên báo miễn phí
  • Cơ hội gặp gỡ những người nổi tiếng chỉ thấy trên TV

Ngoài ra, bạn còn có nguồn vốn không hoàn lại miễn phí từ những cuộc thi; những gói ươm tạo, mở rộng mối quan hệ, quảng bá sản phẩm khởi nghiệp của mình,… Điều bạn cần là thể hiện bản thân bằng đánh đổi bằng thời gian và công sức. Bên cạnh đó,những cuộc thi còn mang lại rất nhiều khóa học để đào tạo ra những doanh nhân khởi nghiệp. Hãy chủ động tạo ra cơ hội sớm nhất cho bản thân nhé!

Tham gia các cuộc thi khởi nghiệp

Người khởi nghiệp là người sẵn sàng làm việc 16 giờ một ngày, 7 ngày một tuần liên tục trong một thời gian dài, có thể là trong suốt 3 – 4 năm đầu khởi nghiệp.

Khởi nghiệp khát khao không dại khờ

Người khởi nghiệp cần có 4 tố chất quan trọng sau

Chịu khó

Khởi nghiệp trong giai đoạn đầu là khó khăn, vất vả nhất. Có hàng trăm nghìn việc bạn phải tự tay làm, đôikhi bạn không có kinh nghiệm, không có sự giúp đỡ, không đủ tài chính, thiếu thốn nhân lực. Và daonh nghiệp của bạn mới quá mới mẻ, chưa chứng mình vị thế và khả năng thành công nên ít có ai sẵn sàng đi theo bạn, và rất ít người ủng hộ bạn. Bạn bắt buộc phải chịu khó, tất cả đều dựa vào chính năng lực và sự thông suốt của bạn.

Tập trung

Trong thị trường mới bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng, doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm/dịch vụ này, nhưng thấy bạn bè kinh doanh sản phẩm/dịch vụ khác đông khách hơn, lợi nhuận hơn làm bạn hoang man, thậm chí đua theo rồi lan man.

Tập trung

Bạn phải tập trung đầu tư đứa con doanh nghiệp start up của mình, sau khi chọn lọc sản phẩm/dịch vụ toàn tâm toàn ý tập trung phát triển. Từ việc xây dựng thương hiệu, vận hành, nhân sự, marketing và bán hàng lẫn hậu mãi. Không có sức mạnh nào lớn bằng sức mạnh của sự tập trung. Khi thực sự tập trung bạn mới có thể khởi nghiệp thành công.

Kiên trì

Thành công thực sự không bao giờ đến trong thời gian ngắn, cũng không có con đường tắt để đi đến thành công. Tất cả cần phải có thời gian. Bạn phải kiên trì ngày qua ngày, tháng qua tháng, qua được 3 năm thì doanh nghiệp bạn mới mong chạm tay vào thành công.

Bản lĩnh

Bạn chịu khó, bạn tập trung, bạn kiên trì, nhưng khó khăn vẫn xảy ra vì nó chính là “đặc sản” của khởi nghiệp. Khởi nghiệp luôn đầy rẫy thách thức, khó khăn sẽ cứ đến liên tục và dồn dập. Chính lúc bạn mệt mỏi rã rời, không có ai bên cạnh, cả thế giới như quay lưng lại là lúc bạn phải bản lĩnh nhất, không buông xuôi tất cả.

Bạn có kiến thức, kỹ năng và có bản kế hoạch trong tay. Cứ từ từ, từ từ và từ từ giải quyết từng việc một thật “lỳ đòn”.

Khi đạt được bản lĩnh khởi nghiệp và vượt qua được thì bạn đã khởi nghiệp thành công.

Lời kết

Điểm chung khi khởi nghiệp là lúc bắt đầu ai cũng hào hứng, khí thế bừng bừng, sẵn sàng “xông pha”. Nhưng sau chỉ khoảng 1 đến 2 năm thì chùng xuống, có người bỏ cuộc, có người thành ra buôn bán kiếm lời, chỉ một số ít giữ được tinh thần ban đầu.

Sau 3 năm số lượng thành công hoặc đang có những bước đi đúng trên con đường khởi nghiệp còn lại rất ít, ước tính chỉ có 3% người khởi nghiệp thành công.

Hi vọng qua bài viết này, đã gởi đến một một số đúc kết và góc nhìn, để sau 3 năm gian nan, chính bạn xây dựng được một doanh nghiệp, có thương hiệu riêng, được khách hàng biết đến và tin tưởng, có lượng khách hàng ổn định, tạo ra thu nhập ổn định hằng tháng, cho bạn và đồng đội của bạn.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *