Blog Single

Hội chứng ngủ li bì

Hội chứng ngủ li bì, đâu là guyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hội chứng ngủ li bì

Bất ngờ ngủ li bì

Thông thường, nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, người mắc hội chứng ngủ li bì có thể cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi họ đã ngủ đủ số giờ khuyến nghị và ngủ rất ngon.

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ thường xuyên, không những hiệu suất làm việc bị giảm sút mà sự an toàn cũng không được đảm bảo khi bạn lái xe đi trên đường. Chưa kể, bạn còn bị “dán nhãn” là người lười biếng hay thiếu tập trung.

Việc ngủ li bì còn có thể khiến bạn mệt mỏi triền miên và không có được cảm giác được nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, bạn vẫn thể chữa trị để tỉnh táo, sảng khoái và làm việc hiệu quả hơn.

Khái niệm “Hội chứng ngủ li bì”

hội chứng ngủ li bì

“Hội chứng ngủ li bì” là một trong trong những chứng rối loạn giấc ngủ. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và thực hiện những hoạt động hằng ngày như lái xe, điều khiển các thiết bị máy móc…

Khi mắc hội chứng ngủ li bì, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi không hề bị thiếu ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ mà bạn nên tìm cách điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Theo tạp chí Tâm lý học (Psychosomatics), độ tuổi khởi phát trung bình là 21,8 tuổi. Trong đó nhóm tuổi từ 17-24 tuổi chiếm ưu thế.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ngủ li bì

Dấu hiệu chính của hội chứng này là tình trạng buồn ngủ quá mức dù người mắc đã ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm.

Các triệu chứng khác của hội chứng ngủ li bì có thể bao gồm:

  • Thức dậy khó khăn
  • Ngủ nhiều lần trong ngày
  • Liên tục cảm thấy mệt mỏi
  • Ngủ vào những thời điểm không cố định
  • Cảm thấy không tỉnh táo hoặc bực bội khi phải dậy
  • Ngủ hơn 9 tiếng nhưng không cảm thấy mình đã nghỉ ngơi đủ
  • Chợp mắt khi buồn ngủ nhưng sau khi thức dậy lại không cảm thấy sảng khoái hơn.

Các dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì có thể chỉ kéo dài dưới 1 tháng nhưng cũng có thể kéo dài hơn từ 1 – 3 tháng, thậm chí tới hơn 3 tháng.

Hội chứng ngủ li bì có  nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính

Hội chứng ngủ li bì có thể do sự gia tăng các hóa chất gây buồn ngủ trong não. Một nguyên nhân khác gây hội chứng này có thể là do các hóa chất trong não tương tác với axit y-aminobutyric (GABA), một chất chịu trách nhiệm thúc đẩy giấc ngủ.

hóa chất não tương tác axit y-aminobutyric (GABA)

Hội chứng ngủ li bì đặc trưng bởi buồn ngủ quá mức ban ngày mạn tính, thường mất đột ngột trương lực cơ (cataplexy). Các triệu chứng rõ rệt bao gồm bóng đè, ảo giác thức và ảo giác mơ.

Hội chứng ngủ li bì có liên quan chặt chẽ với các dạng đơn bội HLA cụ thể, nhưng nguyên nhân không được cho là do di truyền. Sự phù hợp ở các cặp sinh đôi rất thấp (25%), cho thấy vai trò nổi bật của các yếu tố môi trường chúng thường khởi phát bệnh lý. Trong dịch não tủy của động vật mất trương lực và hầu hết các người bệnh không có peptid thần kinh hypocretin-1, cho thấy nguyên nhân có thể là sự phá hủy tự miễn dịch liên quan đến HLA của các tế bào thần kinh chứa hypocretin ở vùng dưới đồi.

Hội chứng ngủ li bì có tính rối loạn về thời gian và kiểm soát thời kỳ ngủ REM. Do đó, thời kỳ ngủ REM xâm nhập vào trạng thái tỉnh táo gây chuyển thức giấc sang ngủ. Nhiều triệu chứng của Hội chứng ngủ li bì đặc trưng cho thời kỳ REM gây ra do tình trạng liệt cơ và các giấc mơ sống động.

Nguyên nhân khác

Các yếu tố khác khiến bạn dễ mắc phải hội chứng bao gồm:

  1. Căng thẳng
  2. Từng bị nhiễm virus
  3. Uống quá nhiều rượu
  4. Từng bị chấn thương đầu
  5. Có thành viên trong gia đình mắc hội chứng ngủ li bì
  6. Có tiền sử bị trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn lưỡng cực, Alzheimer hoặc Parkinson.

Một số người có thể mắc hội chứng này mà không rõ lý do. Đây được gọi là hội chứng ngủ li bì vô căn và xuất hiện ở khoảng 0,01 – 0,02% dân số.

Cách chẩn đoán hội chứng ngủ li bì

chẩn đoán hội chứng ngủ li bì

Các chuyên gia y tế sẽ chẩn đoán hội chứng ngủ li bì

  • Lịch sử ngủ li bì: chuyên gia sẽ yêu cầu một lịch sử giấc ngủ chi tiết trong đó có mức buồn ngủ bằng các câu hỏi ngắn để đánh giá chính xác
  • Nhật ký buồn ngủ: người bệnh sẽ có một cuốn sổ ghi chép lịch sử ngủ của mình trong 1- 2 tuần. Dựa trên đó bác sĩ/chuyên gia có thể so sánh mô hình ngủ và sự tỉnh táo liên quan với nhau như thế nào. Hoặc có thể bệnh nhân được yêu cầu đeo actigraph – thiết bị có hình dáng tương tự đồng hồ đeo tay có tác dụng ghi lại mô hình giấc ngủ cá nhân.
  • Nghiên cứu về giấc ngủ: để kiểm tra một loạt các tín hiệu trong khi ngủ bằng cách sử dụng các điện cực đặt trên da đầu. Cách này được thực hiện tại bệnh viện điều trị
  • Thử độ trễ giấc ngủ: nhằm kiểm tra sau bao lâu người bệnh sẽ ngủ thiếp đi trong ngày gồm 4-5 giấc ngủ cách nhau 2 giờ. Các bác sĩ thực hiện mô hình giấc ngủ, người bị ngủ rũ rơi vào giấc ngủ dễ dàng và mắt chuyển động nhanh, ngủ một cách nhanh chóng.

Các chuyên gia y tế sẽ chẩn đoán hội chứng ngủ li bì bằng cách loại trừ các bệnh lý hoặc thuốc có thể gây buồn ngủ quá mức. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi liên quan như:

  • Môi trường ngủ của bạn thế nào?
  • Giờ giấc ngủ nghỉ của bạn thế nào?
  • Bạn hiện có đang điều trị bệnh lý nào không?
  • Bạn bắt đầu chú ý tới các dấu hiệu buồn ngủ quá mức của mình khi nào?
  • Có tác nhân nào làm cho các dấu hiệu ngủ li bì tồi tệ hơn, từ đó tìm ra tác nhân nào giúp các dấu hiệu thuyên giảm hơn ?

Cách điều trị hội chứng ngủ li bì

Điều trị tâm lý

Bạn có thể gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn và thử liệu pháp nhận thức hành vi để thay đổi thói quen ngủ cũng như học cách giảm căng thẳng.

điều trị tâm lý

Điều trị dùng thuốc

Khi đã chẩn đoán bạn mắc hội chứng ngủ li bì, bác sĩ có thể kê toa một số chất kích thích để giúp bạn cải thiện cơn buồn ngủ như amphetamine, methylphenidate và modafinil. Các loại thuốc khác cũng thường được sử dụng để điều trị hội chứng này gồm:

  • Clonidine
  • Levodopa
  • Bromocriptine
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Chất ức chế monoamin oxydase (MAOI)

Người mắc hội chứng ngủ li bì cần chú ý trong điều trị không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngừng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ điều trị. Khi có phản ứng phụ với thuốc cần báo ngay cho bác sĩ. Người mắc hội chứng ngủ li bì đang có bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường cần hỏi bác sĩ về thuốc điều trị phù hợp.

Thay đổi thói quen ngủ nghỉ

Ngoài điều trị bằng thuốc, bạn cũng nên thay đổi thói quen ngủ nghỉ như sau:

  • Có thời gian biểu cụ thể, khoa học, đi ngủ và thức dậy vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày, kể cả cuối tuần
  • Nghỉ ngơi: nên ngủ một giấc ngắn vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Ngủ khoảng 20 phút vào thời điểm đã định trong ngày có thể giúp bạn thư giãn và xoa dịu cảm giác buồn ngủ từ 1 tới 3 tiếng.
  • Tránh sử dụng nicotine và rượu bia: sử dụng những chất này vào buổi tối có thể làm các triệu chứng của bạn tệ hơn
  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 4 – 5 tiếng trước khi đi ngủ có thể giúp bạn tỉnh táo vào ban ngày và ngủ ngon.
  • Thay đổi môi trường ngủ cho thoải mái hơn bằng cách giữ nhiệt độ trong phòng vào khoảng 26 độ C, chọn nệm êm ái thoải mái, tránh ánh sáng nhân tạo từ di động và máy tính…

Kết luận

Nếu kiên trì áp dụng các cách điều trị, bạn sẽ sớm cải thiện và đẩy lùi hội chứng ngủ li bì. Bạn chỉ cần chăm sóc cho giấc ngủ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là có thể cải thiện sự mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và lơ mơ do hội chứng này gây ra.

Khi đã có cảm giác nghỉ ngơi thoải mái, bạn sẽ làm việc và học tập hiệu quả hơn rất nhiều. Nhớ chia sẻ niềm vui đó với Mie Mie nha !!!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *