Blog Single

Founder là gì? Founder có gì khác Co-Founder?

Founder hay Co-Founder là những người lèo lái vận mệnh của công ty trong ngày đầu khởi nghiệp. Vậy Founder là gì? Co-Founder là gì? Và họ có những điểm gì khác nhau ???

Founder là ai?

Founder là gì

Founder là một từ bắt nguồn từ Tiếng Anh, có nghĩa là người sáng lập, người thành lập. Founder hay nhà sáng lập là người đưa ra ý tưởng và tạo dựng nền móng, cơ sở cho một tổ chức. Bên cạnh đó, họ còn là những người đề ra những phương hướng chính xác trong việc vận hành công ty để duy trì sự tồn tại và phát triển. Founder còn là người chịu trách nhiệm cho những quyết định, rủi ro liên quan đến sự quản lý quy trình hoạt động của công ty/doanh nghiệp.

Vai trò của Founder

Vai trò của Founder

Trong kinh doanh, Founder được hiểu là chủ các doanh nghiệp. Ở các công ty tư nhân, Founder là người sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm và rủi ro để thành lập công ty, họ là những người hiểu rõ về doanh nghiệp hơn bất cứ ai.

Founder không chỉ tích cực đóng góp trong việc lên ý tưởng kinh doanh, nỗ lực biến ý tưởng trở thành hiện thực, tìm kiếm các nguồn đầu tư và kêu gọi vốn để đưa công ty start-up vào hoạt động mà sau đó còn là đầu thuyền dẫn dắt, xử lý các vấn đề lớn và duy trì vận hành tổ chức.

Tố chất để trở thành một Founder

Founder chính là người tiên phong, người mở đường dẫn lối cho sự thành lập của một công ty start-up mới. Vậy tố chất của một Founder thành công là gì? 

Đam mê mãnh liệt

Founder là tất cả những người có ý chí lớn, muốn mở công ty riêng và phát triển doanh nghiệp lớn mạnh. Họ chắc hẳn cần phải có niềm đam mê cực kỳ mãnh liệt. Xuất phát từ niềm đam mê đối với một lĩnh vực, Founder không ngừng học hỏi và mong muốn được trải nghiệm các kỹ năng. Điều này trở thành một bàn đạp mạnh mẽ giúp Founder trau dồi thêm nhiều kiến thức liên quan và lên kế hoạch để thực hiện hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình.

Quyết đoán

Để trở thành một Founder đồng nghĩa với việc bạn phải có khả năng lãnh đạo tốt. Các Founder luôn luôn phải là một người vô cùng quyết đoán bởi vì người thành công biết cách để nắm bắt được các cơ hội một cách tự tin và nhanh chóng, điều mà những ai nhút nhát và thiếu ý chí không thể nào làm được.

Xuyên suốt quá trình vận hành doanh nghiệp, sẽ luôn xảy ra vô vàn những rủi ro và khó khăn không lường trước. Chinh sự quyết đoán sẽ giúp một Founder đưa ra những quyết định sáng suốt để lèo lái doanh nghiệp vượt qua những khó khăn khi khởi nghiệp và phát triển mạnh mẽ.

Linh hoạt

Các Founder thành công trong xã hội là những người rất biết nhìn vào thực tế, chấp nhận linh hoạt thay đổi các kế hoạch nếu cần thiết. Họ là người có khả năng cân bằng giữa sự kiên định và linh hoạt.

Linh hoạt

Bởi mọi thứ sẽ luôn luôn đổi mới, Founder cần có đặc điểm linh hoạt vô cùng quan trọng này mà học cách thay đổi và thích nghi để mang lại những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

Mối quan hệ

Mối quan hệ kết nối trong công việc chính là thứ tài sản vô giá của các Founder. Các nhà sáng lập vô cùng thích giao lưu và học hỏi từ những người đã thành công hoặc những người đang có ý chí giống mình.

Bên cạnh đó, việc thiết lập mối quan hệ với nhiều người có kinh nghiệm luôn là một phần giúp Founder biết thêm nhiều kiến thức và mang đến cơ hôi cho Founder có thể tìm được những người hỗ trợ đắc lực sau này.

Mối quan hệ

Co-Founder là ai?

Co-Founder là gì

Co-Founderlà khái niệm phổ biến, thường được nhắc đến song song với Founder. Co-Founder là một từ xuất phát từ tiếng Anh, mang ý nghĩa là người đồng sáng lập.

Vai trò của Co-Founder

Trong kinh doanh, Co-Founder được định nghĩa cơ bản là người có hứng thú và bị thu hút bởi ý tưởng khởi nghiệp cho một start-up nào đó.

Từ đó, họ trở thành người hỗ trợ đóng góp để hoàn thiện thêm ý tưởng, hỗ trợ Founder trong việc hiện thực hóa ý tưởng và giúp họ điều hành doanh nghiệp một cách trơn tru.

Tố chất để trở thành một Co-Founder

Co-Founder có vai trò quan trọng không kém Founder trong doanh nghiệp. Co-Founder phải có cùng tư tưởng và hợp tác ăn ý thì việc vận hành công ty mới có thể diễn ra một cách suôn sẻ.

Tố chất để trở thành một Co-Founder

  • Sở hữu những kỹ năng mà Founder chưa có để có thể bù trừ, trau dồi cho nhau.
  • Cùng chung một chí hướng với Founder và không dễ dàng bỏ cuộc.
  • Trung thành và minh bạch trong công việc.
  • Tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai của tổ chức, vào hướng đi của người sáng lập và tiếp tục đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn.

Khác biệt giữa Founder và Co-Founder

Như đã đề cập đến ở trên, Founder là người sẽ đưa ra ý tưởng, định hướng và dẫn dắt, vận hành công ty của mình. Trong khi đó, Co-Founder lại là người hỗ trợ các Founder trong quá trình đó chứ không lên ý tưởng, định hướng ngay từ đầu. 

  • Founder chịu trách nhiệm lớn hơn trong vận hành doanh nghiệp. Họ là những người quyền lực nhất, nắm trong tay quyết định quan trọng liên quan tới hướng đi và hoạt động trong công ty. Ngoài ra, họ cũng là người đứng ra kêu gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
  • Co-Founder không lên ý tưởng và định hướng cho doanh nghiệp ngay từ đầu. Họ chỉ dùng những kiến thức của mình để tham mưu, đề xuất ý kiến có lợi nhất cho doanh nghiệp. Họ cũng không có quyền quyết định những thứ quan trọng như Founder.

Thuật ngữ liên quan đến Founder

Owner và Co-owner là gì?

Owner hay Owner Company được hiểu là chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu là người góp vốn để thành lập công ty. Khi một Founder muốn thành lập công ty họ phải bỏ tiền vốn, khi đó cũng có thể gọi Founder là Owner.

Nếu người chủ sở hữu có thêm cộng sự cùng góp vốn trong việc xây dựng tổ chức thì được gọi là Co-owner (đồng chủ sở hữu). Tuy nhiên một người Owner không nhất thiết phải là Founder của công ty đó. Chủ sở hữu có thể chỉ là người góp vốn nhưng không xây dựng hay điều hành công ty.

CEO là gì?

CEO là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer dịch sang tiếng việt là giám đốc điều hành. Người giữ vị trí CEO có thể là người sáng lập ra công ty hoặc là người được thuê để điều hành công ty.

Công việc của tổng giám đốc là quản lý quy trình vận hành, tổ chức của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò lên kế hoạch, định hướng cho sự phát triển của tổ chức. CEO và Founder trở thành cộng sự, hợp tác với nhau để quản lý và phát triển doanh nghiệp.

Ngoài ra tùy theo sự phân công và quy mô của từng công ty, trách nhiệm của CEO lại khác nhau đôi chút.

Các thuật ngữ liên quan khác

  • CFO (Chief Financial Officer): Giám đốc tài chính
  • CIO (Chief Information Officer): Giám đốc khối công nghệ thông tin
  • CTO (Chief Technology Officer): Giám đốc kỹ thuật
  • CMO (Chief Marketing Officer): Giám đốc marketing
  • COO (Chief Operating Officer): Giám đốc vận hành
  • CPO (Chief People Officer ):Giám đốc nhân sự
  • HRD (Human Resources director): Giám đốc nhân sự
  • HRM (Human Resources Manager) : Giám đốc nhân sự

Những điều Founder tìm kiếm ở một Co-Founder

Một Co-Founder phải là người được Founder hoàn toàn tin tưởng và tôn trọng. Đôi bên có thể có nhiều mối quan hệ, có kinh nghiệm và tài năng trong lĩnh vực của mình, không chỉ đơn thuần là họ có tiền.

Đôi lúc, Founder cũng tìm kiếm những điều khá đơn giản từ người đồng sáng lập, thí dụ như một sở thích chung mà hai cùng theo đuổi, ước mơ của mỗi người, niềm đam mê trong việc kinh doanh, khởi nghiệp.

Thường thường, Founder và Co-Founder là những người có mối quan hệ quen biết, và đã từng làm việc với nhau. Điều này giúp họ hiểu về nhau hơn và cùng đi đến quyết định khởi nghiệp chung sau nhiều nỗ lực thảo luận, bàn bạc. Bên cạnh đó, đôi lúc những nhà sáng lập chỉ quan tâm đến năng lực, hiểu biết của người đồng sáng lập về một lĩnh vực hoặc một số yếu tố mà người sáng lập còn thiếu sót.

Chúng ta không có một tiêu chí cố định nào để Founder tìm kiếm Co-Founder cho doanh nghiệp.  Yếu tố then chốt nằm ở sự phù hợp giữa các cá nhân với nhau và niềm đam mê trong khởi nghiệp. Và điều quan trọng phải nhắc đến chính là họ phải là những người thực sự giỏi ở một lĩnh vực nhất định.

Kinh nghiệm làm Co-Founder khi startup

Kinh nghiệm làm Co-Founder khi startup

Để có thể trở thành một Co-Founder, ngoài kinh nghiệm làm việc, kiến thức trong lĩnh vực, Co-Founder cần biết và hiểu về những vấn đề như việc phân chia cổ phần, các lợi ích chung của hai bên hay lợi ích cá nhân, nghĩa vụ Co-Founder phải thực hiện và trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp

Theo kinh nghiệm đây là những con số phù hợp với một Co-Founder trong doanh nghiệp start-up

  • Một Co-Founder cần sở hữu ít nhất 10% cổ phần
  • Một start-up nên có tối đa 4 Co-Founder và những vị trí Co-Founder này cần được phân biệt rõ ràng, minh bạch
  • Mỗi Co-Founder nên có quyền và được giao quyền trong ít nhất là 3 năm, nhằm giúp giải quyết các xung đột nếu có giữa các Co-Founder
  • Đội ngũ Co-Founder cần có những kỹ năng bổ sung cho thiếu sót của Founder, như vậy, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển bền vững
  • Các Co-Founder nên có chung ý tưởng, mục đích, quan điểm kinh doanh để không gặp phải tình trạng tranh cãi, rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Những câu hỏi thường gặp về Founder

Có nên thành lập startup 1 người hay không?

Không.

Bởi vì dfù bạn giỏi đến đâu nhưng một mình bạn không thể nào làm tất cả mọi việc được. Nếu có thể, bạn hãy tìm cho mình ít nhất một người bạn đồng hành cùng chúng chí hướng để chia sẻ gánh nặng về chuyên môn, tài chính lẫn tinh thần nhé.

Lý do một dự án startup ý nghĩa nhưng không được đầu tư?

Một dự án strat up ý nghĩa nhưng không được các nhà đầu tư đổ tiền vào dù họ thừa nhận rất quan tâm đến dự án đến từ các yếu tố

  1. Đội ngũ của dự án vẫn chưa đủ thuyết phục
  2. Khả năng sinh lời của dự án kém
  3. Quá dễ bị sao chép

Và “hằng hà sa số” lý do khiến dự án của bạn bị các nhà đầu tư thiên thần bỏ qua.

Mất gì khi khởi nghiệp?

Nếu bạn tham gia vào giới khởi nghiệp và lắng nghe câu chuyện của những Founder đi trước, bạn sẽ thấy khởi nghiệp sẽ mất rất nhiều thứ, gần như tất cả những gì bạn có thể nghĩ ra được.

  • Tình cảm gắn kết gia đình
  • Mất người yêu, vợ, chồng
  • Mất tiền, mất mối quan hệ, mất thời gian, mất công sức
  • Và đánh đổi rất nhiều thứ nữa chỉ để nhận ra mình đang cạnh tranh cho vị trí 1/10 doanh nghiệp startup có thể tồn tại qua 3 năm đầu tiên.

Chúc bạn sẽ đánh đổi ít nhất có thể nhưng vẫn thành công nhé!

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *