FED là gì? Có quyền lực ra sao? Tại sao FED lại tăng lãi suất? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến coin, vàng, chứng khoán, hoặc lãi suất của Việt Nam?
FED là gì?
Định nghĩa FED
FED là viết tắt của từ Federal Reserve Systemm, có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang. FED được biết đến là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, và hiện tại nó được cho là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới.
Mục đích ra đời của FED
Mục đích ra đời của FED là cung cấp một chính sách tiền tệ ổn định, linh hoạt và an toàn. FED sẽ được đặc quyền kiểm soát việc sản xuất và phân phối tiền và tín dụng, duy trì sự ổn định tài chính và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed và quản lý nguồn cung tiền của quốc gia.
Hệ thống Dự trữ Liên bang (FED) không thuộc “sở hữu” của bất kỳ ai. Nó được tạo ra vào năm 1913, bao gồm 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực, và mỗi Ngân hàng chịu trách nhiệm về một khu vực địa lý cụ thể của Hoa Kỳ.
FED có quyền lực như thế nào?
FED có quyền được hành động để đảm bảo sự ổn định của tài chính, và nó chính là cơ quan quản lý của các ngân hàng thành viên thuộc Hệ thống Dự trữ Liên bang. FED sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức thành viên không có nơi nào khác để vay. Nó cũng là cơ quan quản lý chính của các tổ chức tài chính của đất nước.
12 ngân hàng thành viên của FED là các ngân hàng liên bang khu vực, bao gồm: Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco.
Nhiệm vụ của FED
Nhiệm vụ của FED có thể được tập trung ở bốn lĩnh vực:
- Điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động đến các điều kiện tiền tệ và tín dụng trong nền kinh tế Hoa Kỳ để đảm bảo việc làm tối đa, giá cả ổn định và lãi suất dài hạn vừa phải .
- Giám sát và điều tiết các tổ chức ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng Hoa Kỳ và bảo vệ quyền tín dụng của người tiêu dùng.
- Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và có rủi ro hệ thống.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính, bao gồm vai trò nòng cốt trong việc vận hành hệ thống thanh toán quốc gia, các tổ chức lưu ký, chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức chính thức nước ngoài.
FED đặc biệt độc lập, có thể được toàn quyền hành động mà không cần phải được Tổng thống hoặc bất cứ cơ quan Chính phủ nào phê duyệt. Mặc dù vậy, nó vẫn phải chịu sự giám sát của Quốc hội và phải hoạt động trong khuôn khổ các mục tiêu chính sách kinh tế và tài khóa của chính phủ.
Quyền lực của FED
Quyền lực của FED được thể hiện qua các quyền sau:
- FED có quyền thay đổi lãi suất: việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đồng USD. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Mỹ và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.
- Mua và bán trái phiếu chính phủ: Việc mua trái phiếu sẽ làm tăng lượng tiền, lãi suất giảm và kích thích việc chi tiêu và ngân hàng. Còn ngược lại, nếu FED bán trái phiếu sẽ làm giảm lượng tiền, lãi suất tăng và thắt chặt nền tài chính.
- Quyết định lượng tiền mặt dự trữ: FED là gì? FED là tổ chức trực tiếp quy định và giám sát 12 ngân hàng dự trữ liên bang, nên khi FED thay đổi chính sách, các ngân hàng bắt buộc phải tuân theo. Ví dụ FED yêu cầu tăng nguồn tiền dự trữ, lãi suất sẽ tăng và hoạt động cho vay, tín dụng sẽ khó khăn hơn.
FED tại sao lại ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu?
Sau khi chiến tranh thế giới 2 kết thúc thì Mỹ bước ra với tư cách là người chiến thằng. Trong khi các nước đồng minh bị thiệt hại nặng nề, thì Mỹ lại là quốc gia được lợi ích nhiều nhất và chiếm tới ¾ tỷ lệ dự trữ vàng trên thế giới.
=> Điều này đã khiến đồng USD của Mỹ trở thành đồng tiền quyền lực nhất thế giới. Đồng USD được xem như một loại tiền fiat có thể sử dụng phổ biến khắp mọi nơi trên toàn cầu. Tất cả những hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới đồng USD.
=> Chính vì thế, mỗi lần FED thay đổi chính sách tiền tệ thì thị trường tài chính toàn cầu chắc chắn sẽ thay đổi theo.
Khi FED tăng lãi suất thì lạm phát sẽ bị kiềm chế, tăng cường sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, dẫn tới thay đổi cán cân xuất nhập khẩu và đầu tư vào Mỹ. Và dĩ nhiên, tất cả các quốc gia có quan hệ giao thương, buôn bán với Hoa Kỳ hoặc đang sử dụng đồng USD cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ thay đổi còn tác động trực tiếp đến những nhà đầu tư hoặc trader quốc tế vì đây là đồng tiền chính để giao dịch.
FED tăng lãi suất có nghĩa là gì?
Fed Fun Rates (Lãi suất của Fed) là cơ sở để các ngân hàng thương mại của Mỹ thiết lập lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn LIÊN NGÂN HÀNG. Lãi suất mà FED tăng là lãi suất mà các ngân hàng vay lẫn nhau qua đêm. Dù đó không phải là lãi suất áp lên người tiêu dùng nhưng động thái của FED vẫn ảnh hưởng đến LÃI SUẤT VAY mà mọi người vẫn thấy hàng ngày như vay mua nhà, mua xe…
FED tại sao lại tăng lãi suất?
FED sử dụng công cụ tăng lãi suất như một phương án để giảm lạm phát ở nước này xuống. Theo dữ liệu mà Mỹ mới công bố, thì lạm phát 1 năm ở đất nước này đã đạt mức 6,6%/năm (cao nhất trong 40 năm). Vì vậy, thị trường đang dự đoán FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến ít nhất là cuối năm nay, để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%/năm.
Về gốc rễ lạm phát ở Mỹ, thì có thể do nhiều nguyên nhân:
- Chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn đang đẩy giá hàng hóa lên cao.
- Giá năng lượng đang tăng do nguồn cung giảm, cùng với cuộc xung đột của Nga và Ucraina.
- Sự không phù hợp cung cầu trong thị trường lao động cũng đang thúc đẩy mức lương cao hơn nhiều, từ đó dẫn đến tăng giá.
Ngoài vấn đề điều tiết lạm phát, FED cũng có thể quyết định tăng lãi suất dựa trên nhiều tố khác
- Nền kinh tế tăng trưởng nóng: Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng mạnh, động thái tăng lãi suất chưa thể đủ sức để khiến nền kinh tế suy thoái. Việc tăng lãi suất lúc này là cần thiết để chuẩn bị cho tình thế giảm lãi suất nếu như lịch kinh tế bất ngờ suy thoái.
- Lãi suất hiện tại còn thấp: Lãi suất thực tế bằng lãi suất công bố trừ đi tỷ lệ lạm phát. Nếu như nhận thấy lạ xuất hiện tại vẫn còn thấp, FED sẽ cân nhắc nâng mức lãi này lên.
- FOMC muốn đưa lãi suất lên mức trung bình: Theo như nhận định của giới chuyên gia kinh tế, lãi suất trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm. Trước bối cảnh này, FOMC mong muốn đưa lãi suất lên mức trung bình.
- Ngăn chặn tình trạng cho vay quá mức: Việc nâng lãi suất có thể phần nào kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng quá mức. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng bong bóng bất động sản.
Lý thuyết: FED nắm vai trò quyết định đối với USD nên hành động của FED cũng ảnh hưởng lớn đến các kênh đầu tư này. Khi FED tăng lãi suất USD thì lượng tiền sẽ chuyển từ vàng ang đồng USD, khiến giá vàng giảm.
Thực tế: Đôi khi FED tăng lãi suất trong thời kỳ kinh tế hỗn loạn. Mà vàng lại được nhiều người cho là nơi trú ẩn an toàn nhất về tài chính trong bối cảnh hỗn loạn như vậy. Nên đôi khi vàng và USD sẽ biến động cùng chiều.
Hơn nữa, nếu bạn là nhà đầu tư vàng ở Việt Nam, thì hãy cẩn trọng bởi khoảng cách giữa giá vàng Việt Nam và vàng thế giới còn khá xa.
Ở các kênh đầu tư khác, nhiều nhà đầu tư crypto, hay chứng khoán Mỹ sẽ thấy được lợi khi đem tiền gửi tiết kiệm hơn là đầu tư, vì thế họ sẽ đem tiền gửi tiết kiệm, thay vì đầu tư. Điều này sẽ dẫn tới giảm nhu cầu, khiến các kênh đầu tư sẽ có xu hướng giảm giá.
Nếu là một nhà đầu tư, bạn vẫn nên tìm hiểu rõ FED là gì, và hãy luôn quan tâm đến những thay đổi của FED trong việc tăng giảm lãi suất, cũng như kết hợp với các tin tức vĩ mô khác để có thể tìm được phương pháp đầu tư hợp lý trong thị trường đầy biến động này.