Động lực là yếu tố giúp định hướng, thúc đẩy và duy trì hành vi của một cá nhân có chủ đích, nhằm hoàn thành một mục tiêu nào đó. Động lực ở mỗi người được cấu thành bởi các nhu cầu liên quan đến cảm xúc, bản năng, xã hội hay sinh lý.
Động lực
Động lực là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến năng suất làm việc của một cá nhân. Khi có động lực, một cá nhân sẽ cảm thấy được sự hạnh phúc, vui vẻ khi làm việc. Người luôn có động lực sẽ là người luôn có những năng lượng tích cực trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Động lực là là năng lượng, sự nhiệt tình, niềm đam mê, khát khao, tham vọng thúc đẩy bạn hành động, tiếp tục hướng tới và hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.
Động lực làm việc
Động lực làm việc là tập hợp những năng lượng bên trong mỗi cá nhân và môi trường xung quanh mỗi chúng ta. Những yếu tố này có tác dụng nhằm thúc đẩy những hành vi, suy nghĩ liên quan đến công việc, từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả trong công việc.
Động lực làm việc giúp cá nhân cống hiến hết mình cho công việc và tổ chức.
Mục tiêu thúc đẩy động lực làm việc
Đây là 3 mục tiêu giúp hình thành động lực làm việc ở mỗi cá nhân
Mục tiêu cải thiện nguồn thu nhập: Cải thiện thu nhập là mục tiêu đầu tiên tạo nên động lực ở mỗi người. Cũng chính là yếu tố giúp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người trong cuộc sống. Thu nhập chính là nền tảng để con người gầy dựng các mục tiêu to lớn các cho bản thân.
Mục tiêu phát triển bản thân : Khi con người đã được thỏa mãn về mức thu nhập, họ sẽ có những mục tiêu để hoàn thiện, phát triển bản thân hơn nữa thông qua các hoạt động xã hội.
Mục tiêu thể hiện bản thân: Thể hiện bản thân là một trong các nhu cầu được đề cập trong học thuyết về tháp nhu cầu Maslow. Khi các mục tiêu cơ bản như thu nhập và phát triển bản thân được thỏa mãn, con người sẽ khao khát và có động lực được khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
Tầm quan trọng của tạo động lực
Khai thác năng suất làm việc
Nhân viên sẽ cảm thấy chán nản khi không có động lực làm việc cụ thể. Việc mơ hồ này sẽ khiến họ chỉ cố gắng làm cho nhanh xong việc rồi về, mà không thật sự cống hiến. Nhà lãnh đạo tạo động lực sẽ thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên ở mức tối đa.
Gia tăng sự hài lòng
Sự hài lòng của nhân viên là một trong những điều quan trọng để công ty tăng trưởng tích cực. Ba yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên gồm: Chính sách lương thưởng, môi trường làm việc và các cơ hội thăng tiến,…
Việc nhà lãnh đạo ghi nhận thường xuyên cống hiến cũng sẽ giúp nhân sự cảm thấy hạnh phúc, tự hào từ bên trong. Từ đó, mỗi nhân viên sẽ nỗ lực nhiều hơn để cống hiến cho tập thể và công việc.
Lòng trung thành của nhân viên
Tạo động lực cho nhân viên làm việc sẽ giúp họ sẽ cố gắng hết mình vì công việc và hoàn thành tốt các công việc được giao.
Động lực làm việc là yếu tố giúp nhân viên cảm nhận niềm vui trong công việc, qua đó, họ sẽ lựa chọn gắn bó thay vì rời bỏ doanh nghiệp.
Động lực là yếu tố quan trọng giúp hạn chế tỷ lệ nghỉ việc ở nhân viên trong mọi loại hình doanh nghiệp.
Thúc đẩy sự phát triển cá nhân
Động lực là yếu tố giúp nhân sự theo đuổi và cố gắng đạt được các mục tiêu cá nhân của mình.
Khi mục tiêu đã được hoàn thành, từng nhân sự sẽ nhận thấy được mối liên hệ rõ ràng giữa kết quả đạt được với sự nỗ lực không ngừng của bản thân. Qua đó, họ sẽ có thêm cảm hứng để làm việc mạnh mẽ và tích cực hơn nữa.
Cải thiện hiệu quả công việc
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải sở hữu được nhóm nhân sự có thể cân bằng giữa khả năng làm việc và mức độ sẵn sàng nhận việc.
Khi họ sở hữu đồng thời cả hai yếu tố này, nhân sự sẽ có thể gia tăng năng suất và cải thiện được hiệu quả toàn bộ công việc được giao.
Top 9 bí quyết tạo động lực cho nhân sự
Top 9 bí quyết Mie Master chia sẻ dưới đây sẽ giúp tạo động lực thành công và làm việc hiệu quả, để doanh nghiệp thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực, thú vị.
- Tạo động lực bằng các chính sách khen thưởng, đãi ngộ hấp dẫn.
- Xây dựng lộ trình thăng tiến minh bạch, cụ thể.
- Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, đổi mới của nhân sự.
- Ghi nhận thành tích của nhân sự. Bày tỏ lòng biết ơn đến nhân sự.
- Xây dựng mục tiêu minh bạch, rõ ràng trong doanh nghiệp.
- Chia nhỏ và quản trị mục tiêu theo tiến độ ngắn hạn.
- Xây dựng văn hóa giao tiếp tích cực với nhân sự.
- Cung cấp các khóa đào tạo thường xuyên.