Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ làm sao vượt qua khủng hoảng hậu Covid 19 là một câu hỏi trăn trở cho một nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng bao gồm: các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp phi chính thức, tự doanh, nữ doanh nghiệp.
Các công ty khởi nghiệp
Các công ty khởi nghiệp là nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất và dễ bị tổn thương nhất khi bắt đầu đại dịch. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng, hơn 40% các dự án kinh doanh mới rơi vào cái gọi là “vùng đỏ” với tiền mặt để duy trì hoạt động trong ba tháng hoặc ít hơn. Đây là nhóm doanh nghiệp bị ảnh hưởng đặc biệt bởi sự lo lắng rủi ro ngày càng tăng của các nhà tài chính, do hồ sơ rủi ro cao của họ, đồng thời phải đối mặt với những hạn chế cụ thể trong việc tiếp cận hỗ trợ của chính phủ.
Nhiều cuộc khảo sát xác nhận rằng các công ty non trẻ được thành lập ngay trước cuộc khủng hoảng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Ngay sau cuộc khủng hoảng, tỉ lệ 3/4 công ty khởi nghiệp chứng kiến doanh thu sụt giảm và vị thế thanh khoản của họ bị thách thức.
41% các công ty khởi nghiệp được khảo sát cho biết cần huy động vốn trong ba tháng tới để tồn tại Bên cạnh đó, các công ty khởi nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận hỗ trợ của chính phủ ngay sau cuộc khủng hoảng, vốn thường yêu cầu bằng chứng về sự tồn tại và đã có lãi trong những năm trước đó.
Theo thống kê Quốc tế, làn sóng đầu tiên của đại dịch cũng khiến tỷ lệ khởi nghiệp giảm mạnh. Tỷ lệ khởi nghiệp vào tháng 3 và tháng 4 năm 2020 giảm 70% ở Bồ Đào Nha, 46% ở Hungary, 54% ở Pháp và 57% ở Thổ Nhĩ Kỳ so với cùng tháng của năm trước (Calvino, Criscuolo và Verlha, 2020).
Vẫn chưa chắc chắn tỷ lệ khởi nghiệp sẽ tiếp tục phát triển như thế nào, thị trường tài trợ khởi nghiệp bùng nổ vào cuối năm 2020 ở một số quốc gia (chẳng hạn như Israel) có thể cho thấy rằng các liên doanh mới sáng tạo hơn đóng một vai trò nào đó. Họ đóng góp lớn vào tạo việc làm và tầm quan trọng của họ đối với sự phục hồi kinh tế. Các mô phỏng sử dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp của 15 quốc gia đã chứng minh rằng sự sụt giảm 20% số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường có liên quan đến việc mất việc làm 0,7% tổng số việc làm sau khủng hoảng đại dịch.
Doanh nghiệp phi chính thức (Informal enterprises)
Hầu hết các doanh nghiệp phi chính thức có quy mô nhỏ với ít hơn 10 lao động, và các doanh nghiệp siêu nhỏ này chiếm hơn 80% việc làm trong khu vực phi chính thức (ILO, 2020). Các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phi chính thức đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng COVID-19.
Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phi chính thức thường tạo ra mức thu nhập thấp và có vùng đệm tài chính hạn chế, khiến họ đặc biệt dễ bị tổn thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phi chính thức thường không có mối quan hệ với các ngân hàng và tổ chức công triển khai hỗ trợ, đặc biệt khó khăn cho họ trong việc tiếp cận hỗ trợ công.
Hầu hết các DNVVN phi chính thức có xu hướng làm việc trong lĩnh vực lưu trú, dịch vụ ăn uống và thương mại bán lẻ, điều này khiến họ đặc biệt dễ bị tổn thương do hậu quả của các biện pháp đóng của và hạn chế điều đi lại. Khoảng một nửa số lao động phi chính thức sống trong cảnh nghèo đói không được hưởng lợi từ các chương trình trợ giúp xã hội truyền thống và tỷ lệ này đang tăng lên do hậu quả của đại dịch là cao bất thường.
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ
Có nhiều tài liệu chứng minh rằng phụ nữ phải đối mặt với nhiều thách thức cụ thể. Đại dịch COVID-19 một lần nữa tấn công các chủ doanh nghiệp phụ nữ một cách không cân xứng.
Các lý do bao gồm các doanh nghiệp này có xu hướng tập trung vào các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch, có vùng đệm tài chính tương đối nhỏ và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính khác nhau bị hạn chế.
Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trung bình nhỏ hơn và trẻ hơn so với các doanh nghiệp do nam giới làm chủ. Họ có nhiều khả năng là người tự tài trợ, hoặc được tài trợ bởi bạn bè và gia đình, và có ít tài sản tài chính hơn. Ngoài ra, phụ nữ có ít khả năng tiếp cận với nguồn tài chính bên ngoài hơn. Bên cạnh đó, doanh nhân nữ lại ít mối liên hệ chuyên môn hơn, bao gồm cả ban cố vấn hoặc cố vấn chuyên nghiệp để chia sẻ lời khuyên về cách quản lý rủi ro trong đại dịch.
Dữ liệu do Facebook, OECD và Ngân hàng Thế giới thu thập vào tháng 5 năm 2020 cho thấy các SME do nữ lãnh đạo có khả năng đóng cửa cao hơn 7% so với SME do nam lãnh đạo, với một số khác biệt trong khu vực. Trung bình của các khu vực trên thế giới cho thấy có ít nhất 6% chênh lệch giới tính về tỷ lệ đóng cửa doanh nghiệp.
Tự doanh (self-employed)
Tự doanh phần lớn những người tự kinh doanh là tự kinh doanh một mình (tức là họ không có nhân viên), và khả năng họ thất nghiệp trong cuộc khủng hoảng COVID-19 cao hơn nhiều (13%) so với người tự doanh có thuê lao động (2,3%)
(Theo Tổ chức Châu Âu về Cải thiện Điều kiện Sống và Làm việc, 2020).
Những người lao động tự do đã bị ảnh hưởng mạnh ngay từ đầu đại dịch và một năm sau đại dịch, họ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Số giờ làm việc của những người tự kinh doanh đã giảm đáng kể kể từ khi bắt đầu đại dịch, họ chịu tác động tiêu cực, và đa phần không còn thu nhập. Số lao động tự do sau đại dịch đã bị đẩy vào cảnh nợ nần.
Doanh nghiệp SME là gì?
SME hay Small and Medium Enterprise được hiểu là một loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Khái niệm này được dùng để chỉ cho tất cả các doanh nghiệp cùng quy mô ở mọi ngành nghề và là khái niệm thông dụng trên thị trường toàn cầu.

Các doanh nghiệp SME ngày càng được nở rộ đã giải quyết tối đa vấn đề việc làm cho người lao động. Tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này là tương đổi lớn và nguy cơ phá sản cũng không hề nhỏ.
Trên thực tế, loại hình doanh nghiệp SMEs chiếm tới 95% tổng số các doanh nghiệp trên toàn thế giới hiện nay và tạo nên 50% cho người lao động. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp SME đã trở thành mô hình doanh nghiệp có sự phát triển một cách chóng mặt cả trong nước và thế giới. Doanh nghiệp SME với Startup là hoàn toàn khác nhau.
Vai trò của doanh nghiệp SME đối với sự phát triển của nền kinh tế
Như đã đề cập ở trên, với số lượng doanh nghiệp SME vô cùng lớn, vấn đề việc làm của người dân đã ít nhiều được giải quyết, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao khả năng phát triển kinh tế xã hội.
Các doanh nghiệp SME đóng góp tới 30% – 53% tổng thu nhập GDP và sản xuất 19 – 31% tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp này cũng đóng vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động, trình độ cao.
SME cũng cung cấp cho thị trường nhiều loại mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả lĩnh vực, đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn cho thị trường nhằm đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu của người tiêu dùng trong cuộc sống, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Tạo ra một môi trường cạnh tranh, phát triển bền vững.
Với đặc điểm là bộ máy tổ chức gọn nhẹ, vốn đầu tư nhỏ, các công ty SME có thể tham gia vào nhiều thị trường khác nhau nhằm khai thác tiềm năng cũng như các thế mạnh của từng vùng.
Đối với những doanh nghiệp SME ở khu vực nông thôn, họ còn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ ở địa phương cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ làm sao vượt qua khủng hoảng
Ưu điểm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Tính đơn giản: SME không nặng nề tính hình thức và quy trình như các công ty lớn, thông tin được quyết định nhanh chóng.
Tính linh hoạt: SME có tính linh hoạt cao, nhân sự thường có quyền quyết định cao hơn so với cùng vị trí ở những công ty lớn hay tập đoàn.
Thu nhập có ưu đãi, có thưởng tốt: SME có cơ cấu chi phí thường không nặng nề như công ty lớn, nên lương/thưởng sẽ rất cao khi nhân sự làm việc đạt hiệu quả.
Nhân sự có trải nghiệm đa dạng hơn: SME nhân sự thường được đảm nhiệm nhiều vị trí nên tăng tính linh hoạt, tăng sự hiểu biết, tăng sự trưởng thành.
Chia sẻ lợi nhuận/cổ phần: làm việc tại SME dễ dàng được chia sẻ lợi nhuận/cổ phần hơn.
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cần làm gì
Chiến lược nhân sự phù hợp

Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cần xây dựng nền tảng gì để tìm được người phù hợp với ngân sách và đặc thù của doanh nghiệp. Để có được nguồn ứng viên dồi dào & chất lượng thì việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng là rất quan trọng nhưng đây cũng là điểm yếu nhất của Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên hồ sơ ứng viên vừa ít vừa thiếu chất lượng.
Ngày nay với mạng xã hội phổ biến (Facebook, Linkedin…) bất kỳ doanh chủ nào cũng có thể xây dựng được thương hiệu cá nhân và kèm theo đó là thương hiệu tuyển dụng cho chính cá nhân tức cũng chính là doanh nghiệp vậy. Người doanh chủ cần tập trung mạnh mẽ vào giá trị cá nhân để tạo sự tin cậy, sự thấu hiểu về công việc, về trách nhiệm xã hội… để chính từ đó sẽ thu hút được những ứng viên tiềm năng có đồng giá trị
Tạo sự khác biệt trong quá trình tuyển dụng: nếu muốn hút ứng viên trẻ tuổi thì nên hóm hỉnh một chút, rồi thông qua hệ thống mối quan hệ hãy nhờ chia sẻ giúp tin đăng. Và bạn biết không, nếu có bạn bè là người có uy tín trong lĩnh vực nhân sự giúp sức thì danh sách ứng viên sẽ “chất như nước cất” đấy.
Chiến lược kinh doanh
Nhà nước và các hiệp hội luôn có các chính sách hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thể các chủ doanh nghiệp nên lưu ý và tận dụng tối đa các nguồn lực.
Tận dụng nguồn lợi từ nhà nước: hiện nay một số ngành nghề đặc thù luôn nhận được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu đãi thuế khá lớn. Nếu tận dụng hết được những ưu đãi này là cơ hội tốt để một doanh nghiệp SME (Small and Medium Enterprise) có thể nhanh chóng phát triển.
Liên kết với các doanh nghiệp khác : để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn, có vị trí vững chắc trên thị trường thì việc liên kết, hợp tác để cùng phát triển là cần thiết cho các doanh nghiệp SME.
Tận dụng sự quan tâm của ngân hàng : các doanh nghiệp SME hiện nay đang tạo nên nguồn lợi nhuận rất lớn cho các ngân hàng, nhờ đó nhận được sự quan tâm đặc biệt của hệ thống ngân hàng hiện nay. Việc tận dụng được những ưu đãi về vốn vay và lãi suất sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp SME có thể mở rộng thị trường làm ăn kinh doanh của mình.
Gắn kết với khách hàng : việc duy trì được một số lượng khách hàng là cần thiết với bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào. Thay vì việc “ăn xổi ở thì” nếu muốn phát triển lâu dài thì các doanh nghiệp SME cần phải nắm bắt được số lượng khách hàng này để phát triển một cách bền vững và lâu dài.
Chiến lược Marketing

Để phát triển bền lâu và vững mạnh yếu tố thị trường và khách hàng là tiên quyết.
Sử dụng chiến lược marketing khôn khéo là một lựa chọn gần như duy nhất để mang đến hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện nay. Hiện tại, hơn 90% các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sử dụng Digital Marketing như một công cụ đem về doanh thu chính cho công ty.
Trong hàng loạt các giải pháp digital marketing, sử dụng chiến lược SEO website sẽ là lựa chọn tối ưu bậc nhất. Vừa giúp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tối giảm chi phí dài hạn, vừa giúp tạo ra khách hàng tiềm năng có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất hiện nay…
Ngoài ra, một số hình thức Marketing khác cũng được các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tận dụng triệt để là Event, Hội thảo, Google ADs, Email Marketing,…