Blog Single

Định kiến là gì?

Định kiến ​​là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành trước trong suy nghĩ con người.
“Cuộc sống thường không chật hẹp trong những ngôi nhà, trên những con đường, góc phố, mà chính trong những định kiến và suy nghĩ của con người”.

Định kiến

Định kiến là gì?

Định kiến là gì?

Định kiến thể hiện các quan điểm, đánh giá tiêu cực của con người về thế giới xung quanh. Họ dùng cái nhìn ác ý và thiếu thiện chí khi đánh giá người khác. Từ đó mang đến các rào cản và ngăn cách trong xã hội.

Theo nhà tâm lý học Gordon Allpor: Định kiến và khuôn mẫu xuất hiện một phần là do lối suy nghĩ tự nhiên của con người. Nó đến từ các nhận định chủ quan, dựa trên trạng thái cảm xúc, các suy nghĩ lối mòn. Các định kiến tồn tại từ lâu và cứ thể phản ánh trong các hiện thực cuộc sống.

Đặc điểm định kiến

Đặc điểm định kiến

Định kiến thường được sử dụng để miêu tả những nếp suy nghĩ, quan điểm thường không thuận lợi. Đánh giá chủ quan đối với người hoặc một nhóm người. Định kiến cũng mang đến các quan điểm chung trong tư duy lối mòn của nhiều người. Dựa trên các khía cạnh khác nhau

  • Khác biệt, phân biệt giới tính.
  • Các quan điểm chính trị, quan hệ xã hội.
  • Khác biệt tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc/dân tộc, ngôn ngữ, quốc tịch.
  • Hình dáng bên ngoài hay là đặc điểm cá nhân khác.

Từ đó dẫn đến các nhìn nhận, đánh giá thiếu ng bằng, chân thực. Dẫn đến việc có các hành động phân biệt đối xử.

Các nguyên nhân hình thành định kiến xã hội

Sự cạnh tranh (Competition)

Sự cạnh tranh

Thật không may mắn, ở phương Đông, nhất là Việt Nam, những điều mà con người coi trọng và quan tâm trong cuộc đời này chỉ gồm công việc tốt, nhà cửa đẹp đẽ, vị trí cao, một nền giáo dục hoàn hảo,.. lúc nào cũng hiếm hoi nhưng lại không bao giờ có đủ cho mọi người. Đây chính là sự giải thích lâu đời nhất cho sự ra đời của định kiến.

Định kiến ra đời từ cuộc cạnh tranh giữa những nhóm xã hội khác nhau về những tiện nghi giá trị và cơ hội. Họ “dán nhãn” nhau là kẻ thù, coi nhóm mình là tối thượng,dựng lên rào cản ở giữa và sự thù địch giữa họ ngày một sâu sắc, và dẫn tới oán hận và thù ghét.  dầndần phát triển thành những định kiến gay gắt.

Một khi kinh tế khủng hoảng, những cuộc cạnh tranh về tài nguyên kinh tế càng khan hiếm, nhóm người thất bại trong cuộc cạnh tranh hiện tại nảy sinh tâm lý lo hãi  bị mất đi vị thế. Lúc này nhóm thiểu số ( ví như người nhập cư) trở thành những “vật hy sinh” với nhóm thất bại và là nơi để họ đổ lỗi, trút giận bằng những hành vi hung tính. Với quan điểm như vậy, định kiến là một cơ chế bảo vệ được kích hoạt bởi sự giận dữ, lo hãi và cảm giác bị hạ thấp giá trị.

Bất bình đẳng xã hội (Social Unequality)

Trong xã hội luôn tồn tại những địa vị xã hội không ngang bằng. Khi đó các cá nhân không có sự bình đẳng với nhau về cơ hội, lợi ích, về các giá trị… và sự không ngang bằng đó dễ dàng làm phát sinh định kiến.

Nhóm người có định kiến thường đánh giá vị trí của mình cao hơn người khác và bằng thái độ kẻ cả, họ thường yên tâm về giá trị của mình. Họ tự cho mình cái quyền được phán xét người khác, họ cho mình là tốt hơn, cao quý hơn còn những người thuộc về nhóm xã hội khác thì bị gán cho những đặc điểm tiêu cực và bị đối xử kém ưu ái.

Xã hội hóa (Socialization)

Xã hội hóa

Định kiến xã hội được hình thành qua quá trình xã hội hóa ngay từ lúc đứa trẻ bắt đầu sinh ra. Môi trường gia đình, đặc biệt là những khuôn mẫu của cha mẹ là nguồn hiểu biết quan trọng nhất đối với trẻ. Đứa trẻ hiểu và tiếp xúc với thế giới bên ngoài, học cách ứng xử xã hội bằng cách quan sát người khác và bắt chước họ. Những kinh nghiệm đầu tiên trong cuộc đời có thể có tầm quan trọng nhất định đến sự hình thành định kiến.

Mặt khác, những phương tiện truyền thông đại chúng cũng đóng vai trò quan trọng đối với các em trong việc nhận thức xã hội và những áp lực phải tuân theo các quy tắc xã hội. Ví như chủng tộc thiểu số ít được xuất hiện trên những phương tiện thông tin đại chúng mà khi xuất hiện họ lại thường đóng những vai có thân phận thấp và vai trò hài hước. Khi những tình huống như thế cứ lặp lại nhiều lần thì cuối cùngdẫn đến góc nhìn sai lệch.

Những người có nhân cách độc đoán, được tạo nên do hoàn cảnh và sự giáo dục chính là những người nhạy cảm nhất trong việc phát triển định kiến. Một nhân cách như vậy thường thường cứng nhắc, gặp sự khó khăn trong việc tiếp xúc với người khác. Nhóm người này có khuynh hướng phân biệt tất cả những ai khác với mình, khác với cơ cấu tư duy của mình.

Nhà nghiên cứu Adorno và những cộng sự của ông đã nhận thấy rằng những nhân cách có thiên hướng căm ghét những cá nhân khác biệt thuộc tầng lớp thấp thường xuất hiện trong những gia đình gia trưởng – nghiêm khắc có người cha tàn bạo và người mẹ nhu nhược, phục tùng. Trẻ em trong những gia đình như vậy thường có xu hướng căm ghét và sợ hãi cha mình.

Khuôn mẫu trong nhận thức

Trong một hoàn cảnh thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm sống hạn chế chúng ta thường lựa chọn giải pháp dễ dàng nhất để giải bài toán về người khác.

  • Chúng ta có xu hướng xếp những con người rất đa dạng vào những hạng đơn giản và có những kết luận sai lầm về họ.
  • Chúng ta cũng có xu hướng dựa vào những khuôn mẫu nhận thức có sẵn hơn là tìm hiểu để có một sự phản ánh chân thực hơn.

Trong điều kiện đó thì những khuôn mẫu giúp ta rút ngắn thời gian nhận thức và đưa ra một hình ảnh giản ước về đối tượng.

Chúng ta có khuynh hướng chỉ lựa chọn những thông tin phù hợp với khuôn mẫu, những thông tin được ưa thích, mong đợi và những thông tin này được xử lý nhanh hơn, được ghi nhớ sâu hơn. Còn những thông tin không phù hợp nó sẽ được ý thức của chúng ta chủ động bác bỏ.

Biểu tượng xã hội

Ví như trong xã hội Mỹ người da trắng thường được quan niệm như những người có lòng tốt, sự trong sạch và thông minh, nhóm người da đen thường bị liên tưởng là những kẻ bệnh hoạn, hung ác, ngu ngốc và không có tinh thần trách nhiệm.

Những biểu tượng xã hội này đã làm ảnh hưởng đến định kiến và phản ứng của trẻ em. Những biểu tượng xã hội tiêu cực đã khiến cho nhóm thiểu số không chỉ là nạn nhân của sự phân biệt đối xử mà còn làm họ đánh mất niềm tin vào những giá trị của mình, tự hạ thấp mình và thay vì hướng ra bên ngoài để chống lại những định kiến mà họ là đối tượng thì họ lại chấp nhận nó, tin vào nó.

Trường học

Trường học được đánh giá là một trong những nguồn gốc hình thành định kiến. Sách giáo khoa trong nhà trường là một sự chuyển tiếp hàng đầu trong việc tập luyện định kiến. Việc học trong nhà trường là một trong những hình thức phát triển và duy trì định kiến qua sự hấp thụ nhập tâm những khuôn mẫu từ sách vở.

Điều đó đã xảy ra với rất nhiều lý thuyết khác nhau xuất hiện trong lịch sử, ví như chuyền ngành Phân tâm học. Có rất nhiều người chưa từng đọc một tác phẩm nào của phân tâm, hoặc biết rất ít về phân tâm học nhưng khi nghe người khác nói hay – nói dở như thế nào đấy là tin ngay, nhất là những điều đó lại được nói ra từ sách giáo khoa hoặc từ những người có học vấn. Kết quả là người ta thổi phồng quá mức những thành tựu phân tâm học hoặc cho rằng đó chỉ là một lý thuyết nhảm nhí, dung tục, chỉ quan tâm đến vấn đề bản năng và tình dục.

Kiểu hình thần kinh

Quan điểm này cho rằng những người thuộc kiểu hình thần kinh yếu (trong đó quá trình ức chế mạnh hơn quá trình hưng phấn) là những người có yếu tố thuận lợi để phát triển định kiến. Nhím người như vậy thường không linh hoạt, rụt rè, tự ti, vfa khi gặp phải hoàn cảnh không thuận lợi, họ thường suy nghĩ một cách tiêu cực. Họ rất ngại giao du và nếu buộc phải tiếp xúc với người khác thì thái độ của họ thiếu cởi mở, không lường trước được. Họ là những người rất khó khăn trong việc chấp nhận những giá trị mới và ít thích nghi với những biến động của môi trường.

Thoát khỏi định kiến trong xã hội ngày nay

Ở Việt Nam, một định kiến đã hình thành từ xưa, là trẻ em không được phép nhận xét về ý kiến của người lớn, hay tham gia nêu ý kiến về các vấn đề trong gia đình.
  • Ví như, bạn được một người quen tặng cho bạn món ăn mà bạn không thích hoặc không thể ăn nhưng cha mẹ vẫn nói bạn nhận lấy và cảm ơn họ chưa?
  • Hoặc là, bạn nhìn thấy một bà cụ ôm đứa bé ngồi bên lề đường xin tiền lẻ, nhưng khi bạn định cho họ ít tiền thì mẹ bạn lại bảo: “Con không nhớ trên bản tin tối qua à? Những người đó giả bộ để lừa tiền mình đấy!”?
Và những hành động này đã làm những suy nghĩ “ngây thơ” của trẻ thơ bị bác bỏ và từ đó hình thành một nếp sống “thờ ơ”, vô cảm trước nỗi đau của người khác.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến định kiến hình thành và dẫn đến phân biệt đối xử. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là cách nhìn nhận sai lệch của mọi người từ thế hệ này đến thế hệ khác. Điều này buộc ta phải nhìn nhận lại tư tưởng và hành vi của bản thân.
  1. Đầu tiên, chúng ta phải chống lại bản thân mình khi cảm giác có niềm tin tiêu cực đối với chính mình. 
  2. Hai là, khi nhận thấy bạn đang bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ những người lạ mặt, hãy tìm đến sự an ủi và giúp đỡ từ người thân và bạn bè để nhận thêm nguồn sức mạnh và tránh tác động xấu đến sức khỏe tinh thần. 
  3. Và điều sau hết, hãy tham gia các nhóm phù hợp với mìn, điều này giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc (hạn chế nóng giận hoặc trầm cảm và có khả năng kiểm soát tốt ) khi đối mặt với định kiến.
Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát suy nghĩ của bản thân, tránh những tư duy tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể xác và sức khỏe tinh thần, tránh xa hành vi “phân biệt đối xử”.
-Mình là Mie 2k3-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *