Đau bụng trước kỳ kinh kéo dài khoảng độ 48 – 72 giờ, nhưng vẫn có một số trường hợp kéo dài hơn, liệu đau bụng trước kỳ kinh có nguy hiểm ???
Đau bụng trước kỳ kinh
Kinh nguyệt là gì
Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên của cơ thể người phụ nữ, xuất hiện hàng tháng thành từng chu kỳ. Chu kỳ bắt đầu từ lúc nữ giới đến tuổi dậy thì và đặc biệt quan trọng trong độ tuổi sinh sản. Đôi khi kinh nguyệt lại là nỗi lo ngại đối với không ít chị em, qua những cơn đau bụng kinh hành hạ.
Đau bụng kinh là gì
Đau bụng kinh còn gọi là thống kinh, với biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Có người chỉ đau nhẹ thoáng qua, có người đau âm ỉ kéo dài trong vài giờ đến nhiều ngày liền, hoặc có người bị đau bụng hành hạ từng cơn dữ dội.
Một vài trường hợp đau bụng kinh xuất hiện sau khi rụng trứng, tức là trước khi có kinh kèm theo triệu chứng nhức âm ỉ hay căng cứng vùng ngực, đau đầu.
Thông thường, đau bụng trước kỳ kinh kéo dài bao lâu tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sinh lý của từng người. Đa phần kéo dài khoảng từ 10 ngày đến 14 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng trước kỳ kinh là một hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, báo hiệu cơ thể có hiện tượng rụng trứng và hầu như không đáng lo ngại.
Dấu hiệu có kinh trước một tuần
Bụng dưới bị chướng và đau
Khoảng 1 tuần trước khi có kinh, nhiều chị em sẽ cảm thấy vùng bụng dưới chướng và căng tức như kiểu đầy hơi, có người sẽ kèm theo cảm giác đau nhẹ và âm ỉ lan ra trên đùi và phía sau lưng. Tuy nhên, ở một số chị em, cơn đau này đến từng cơn quặn bụng mạnh mẽ.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá hay mọc ở xương hàm và phía dưới cằm, đôi khi xuất hiện ở vị trí khác nhưng hiếm. Mụn trứng cá trước kỳ kinh là kết quả của việc rụng trứng nhưng không được thụ thai dẫn đến suy giảm nồng độ estrogen và progesterone, tăng androgen.
Sự gia tăng nồng độ androgen làm kích thích sản xuất bã nhờn và tạo điều kiện để mụn trứng cá xuất hiện. Dù như thế loại mụn này chỉ xuất hiện trước kỳ kinh khoảng 1 tuần sau đó sẽ hết dần.
Lưng dưới bị đau
Khoảng trước khi kỳ kinh đến 1 tuần, cảm giác đau lưng dưới sẽ càng tăng lên khi ngày kinh gần đến.
Hiện tượng này xuất hiện do tử cung phải co bóp để chuẩn bị cho việc đẩy niêm mạc tử cung ra bên ngoài làm tác động đến vùng lưng và bụng dưới.
Nhiều chị em trước chu kỳ 1 – 2 ngày sẽ bị đau lưng dữ dội rồi sau đó mức độ đau giảm dần và kết thúc đau khi kỳ kinh bắt đầu.
Nhức đầu
Do sự tăng nồng độ hormone estrogen và progesteron, nhiều chị em sẽ bị nhức đầu trước chu kỳ. Estrogen có thể khiến cho serotonin và số lượng thụ thể serotonin trong não tăng lên từ đó sinh ra chứng đau nhức đầu.
Đau và căng tức ngực
Vào thời điểm rụng trứng, phần đông chị em sẽ cảm thấy ngực rất căng tức, nếu chạm vào sẽ bị đau, và tăng lên trước khi kinh nguyệt xuất hiện khoảng 1 tuần.
Sự gia tăng của nồng độ progesterone vào giữa chu kỳ kinh làm kích thích tuyến vú cương to hơn. Cảm giác đau ở mỗi người sẽ khác nhau nhưng nó sẽ kết thúc sau khi hành kinh chấm dứt.
Mệt mỏi
Mệt mỏi chính là kết quả do hàng loạttriệu chứng trước kỳ kinh vừa nhắc đến ở trên, đó là do sự giảm xuống của nồng độ hormone, làm cho tâm trạng thay đổi và cơ thể cảm thấy khó chịu, uể oải.
Dễ cáu gắt
Trước chu kỳ, chị em thường có tâm trạng thất thường do sự thay đổi một cách đột ngột của hormone progesterone và estrogen. Ngoài ra, các dấu hiệu ở trên cũng là tác nhân ảnh hưởng đến tâm lý khiến chị em dễ cáu gắt.
Đau bụng trong kỳ kinh kéo dài bao lâu
Đau bụng trong kỳ kinh kéo dài khoảng 48 – 72 giờ, nhưng vẫn có một số trường hợp kéo dài hơn. Mức độ đau cao nhất thường rơi vào ngày đầu tiên khi lượng máu kinh ra nhiều nhất. Chị em thường bị đau bụng kinh trong độ tuổi vị thành niên.
Hiện tượng đau bụng trước và trong kỳ kinh hầu như sẽ cải thiện hơn khi lớn tuổi hơn, nhất là sau khi sinh em bé.
Đau bụng kinh tuy là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cho thấy các bệnh lý nghiêm trọng. Khi chị em nhận thấy những biểu hiện bất thường nên nhanh chóng trình bày với bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có hại cho sức khỏe sinh sản.
Để giảm tình trạng đau bụng trước và trong chu kỳ kinh, chị em có thể sử dụng tinh dầu hoa anh thảo theo liều lượng tham khảo
- Trước kỳ kinh nguyệt: Tăng lên 3 viên/ngày.
- Duy trì mức dùng 3 viên/ngày trong 3-4 ngày tới của chu kỳ kinh nguyệt.
- Sau đó, giảm liều lượng trở về 2 viên/ngày như bình thường.