Chỉ số TFRC có ý nghĩa rất lớn đến việc học tập, ghi nhớ, thụ cảm cuộc sống. Chỉ số TFRC biểu thị mức độ tiếp thu việc học bẩm sinh và năng lực hoạt động của não bộ, hay nói cách khác, đó là biểu thị mức độ tiếp thu và nhạy bén của não bộ với môi trường bên ngoài.
Chỉ số TFRC
Cấu trúc não bộ
Não chủ yếu được tạo thành bởi các tế bào não (nơron). Các tế bào não được tạo thành từ các khớp thần kinh và đuôi gai. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sự phát triển của trí thông minh có liên quan đến số lượng các khớp thần kinh và đuôi gai.
Số lượng của các khớp thần kinh và đuôi gai bị ảnh hưởng bởi sự kích thích bên ngoài vào từng thời điểm. Sau khi phân tích TFRC của dấu vân tay cho thấy số lượng tế bào não bẩm sinh được kết nối trực tiếp.
Nó cũng là đại diện cho khả năng học tập bẩm sinh và trí nhớ ngắn hạn của chúng ta. Tổng số tế bào bẩm sinh sẽ không thể hiện trí thông minh của một cá nhân.
Môi trường và sự phát triển trong những giai đoạn trưởng thành của con người (cho đến khi 16 tuổi) quyết định đến trí thông minh của người đó nhiều hơn.
Chỉ số TFRC là gì
TFRC phản ánh khả năng tiếp thu việc học bẩm sinh của con người, thường được gọi là: “Dung tích tế bào thần kinh vỏ não” và đó là khả năng bẩm sinh của chúng ta.
Từ khi sinh ra, 100 tỉ tế bào thần kinh trong vỏ não thiết lập thành một mạng lưới vô cùng phức tạp (từ 5,000 đến 10,000 kết nối đến mỗi tế bào thần kinh).
Giá trị của TFRC không trực tiếp đại diện cho trí thông minh của một người (IQ) nhưng đó chính là dấu hiệu cho biết khả năng học tập bẩm sinh của một cá nhân.
- Cá nhân với TFRC < 60 (không bao gồm sự hiện diện của chủng Arch) thì đòi hỏi phải kiên trì trong quá trình học tập của mình và phải nhận được sự động viên khích lệ không ngừng từ người thân trong gia đình.
- Cá nhân với TFRC > 150 có năng lực học tập cao và kí ức ngắn hạn tốt (Ý thức có năng lực tốt)
Ý nghĩa chỉ số TFRC
Chỉ số TFRC < 60
- Bạn tiếp nhận thông tin khá chậm nhưng lại lưu giữ được lâu hơn.
- Bạn nên nhẫn nại, kiên trì, tránh nóng vội để có kết quả như ý.
- Bạn cần sự động viên để có được động lực tiến về phía trước tốt hơn nữa.
Chỉ số TFRC >60
- Bạn có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh nhạy.
- Bạn có khả năng chịu được áp lực cao nhwnh ngắn hạn.
- Bạn có thể mau quên hơn so với người bình thường.
- Hãy ngủ sâu giấc, ăn đủ chất để duy trì một não bộ khỏe mạnh.
Thông qua quá trình học tập, các tế bào thần kinh liên tục được kích thích từ tác động môi trường bên ngoài, từ đó làm tăng khả năng kết nối thông tin và số lượng các tế bào thần kinh trong não. Bên cạnh đó, việc bổ sung chất dinh dưỡng cho não bộ (tăng số bữa lên 6-8 lần và giảm lượng ăn trong mỗi bữa), đảm bảo chất lượng giấc ngủ, thời gian nghỉ ngơi.
- Chỉ số TFRC < 60 cần sự kiên nhẫn, động viên, khuyến khích trong quá trình học tập và rèn luyện.
- Chỉ số TFRC từ 60 – 100 cần học theo từng bước, theo trình tự, chia nhỏ thông tin để học hỏi.
- Chỉ số TFRC từ 101 – 150 cần chủ động tạo môi trường học tập và rèn luyện thường xuyên, cùng với sự hướng dẫn sẽ phát huy tối đa tiềm năng.
- Chỉ số TFRC > 150 sở hữu khả năng học tập xuất sắc và trí nhớ tốt. Khả năng học hỏi và thực hiện nhiều việc cùng lúc. Từ 151-200 và trên 200 là rất xuất sắc.
Quá trình học tập thường xuyên và liên tục sẽ giúp cá nhân duy trì trí nhớ tốt. Ngược lại, nếu cá nhân sở hữu chỉ số TFRC trên 150 và thậm chí 200 nhưng môi trường không tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy thì khả năng kết nối thông tin và trí nhớ cũng sẽ mất dần theo thời gian.
Tips hay để chăm sóc não bộ tốt hơn
Bạn thấy đấy, bộ não của chúng ta vô cùng tiềm năng, ẩn chứa sức mạnh phi thường. Đến giờ dù đã trải qua rất nhiều nghiên cứu, các tài liệu y khoa,…những năng lực của bộ não vẫn chưa được khám phá hết. Dường như hầu hết chúng ta chỉ mới dùng rất ít “tài sản” sẵn có của mình. Đại đa số chưa biết cách để kích hoạt điểm mạnh sẵn có. Chúng ta nên chú ý bổ sung Canxi, Kali, Sắt, Selen,…thông qua đường ăn uống để có một não bộ khỏe mạnh. Và đây là một số bí quyết dành cho bạn
Ngủ đủ giấc
- Các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ khi ngủ sâu và say, hoạt động trong tiềm thức của não mới được kích hoạt.
- Ngủ sẽ giúp bạn tỉnh táo, có thể liên kết các phần của tiềm thức với nhau dễ dàng.
- Bằng cách này chúng ta ghi nhớ tốt hơn, tỉnh táo hơn, tránh hiện tượng mệt mỏi, khó tập trung.
- Hơn thế nữa, trong lúc ngủ, hoạt động đưa máu lên não cũng thêm hiệu quả.
- Bằng cách này não bộ đủ dưỡng chất cần thiết để kích hoạt khả năng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức mới thêm hiệu quả.
Omega 3
- Omega 3 là thành phần cần thiết cho màng tế bào não.
- Hoạt chất kể trên làm tăng thông tin giữa các tế bào thần kinh vượt trội.
- Đồng thời bạn còn tránh kết tụ của tiểu cầu não, hạn chế các dấu hiệu quả quá trình lão hóa tự nhiên.
- Do đó, bạn đừng quên bổ sung dưỡng chất này từ cá Thu, cá Hồi, cá Cơm, cá Ngừ,…cũng như đậu Nành, hạt Lanh thường xuyên.
Đường Fructose
- Đường Fructose một mặt tăng năng lượng, củng cố sự tỉnh táo của não bộ.
- Đồng thời, dòng này còn tốt cho tim mạch, tránh nguy cơ mắc tiểu đường, hình thành các u cục gây hại cho não bộ.
- Bạn nên bổ sung nhiều loại quả ngon như Bưởi, Cam, Nho, Anh đào,…để tận dụng triệt để dưỡng chất từ dòng này.
Các vitamin
- Song song với đó, bạn nên bổ sung vitamin nhóm B để chống thoái hóa chức năng não ở tuổi già.
- Vitamin B6 sẽ giúp bạn duy trì chức năng của não bộ tốt hơn theo thời gian.
- Mặt khác, vitamin C lại giúp não bộ sản xuất các dẫn truyền thần kinh. Bằng cách này chúng ta còn học và ghi nhớ kiến thức mới nhanh hơn thật dễ dàng.
- Vitamin B12 sẽ giúp não khỏe mạnh bởi vỏ bọc của các tế bào thần kinh được củng cố.