Cách làm 1 bài thuyết trình ấn tượng thật sự được rất nhiều người đang tìm kiếm và quan tâm, cho dù bạn là một người thuyết trình có kinh nghiệm hay chỉ mới bắt đầu. Để giúp bạn cải thiện khả năng thuyết trình của mình, bài này đưa ra những lời khuyên từ những người thuyết trình chuyên nghiệp trên khắp thế giới sẽ giúp bài thuyết trình của bạn trở nên ấn tượng đặc biệt.
Thể hiện niềm đam mê của bạn đối với chủ đề thuyết trình
Thật khó để buổi thuyết trình được suôn sẻ và thuận lợi nếu như bạn không có niềm đam mê với chúng. Những người thuyết trình chuyên nghiệp đều nói rằng điều quan trọng nhất phải có là niềm đam mê của bạn đối với chủ đề này. Đam mê chính là sợi dây kết nối bạn với khán giả, để bạn tạo ra những bài thuyết trình ấn tượng. Hãy thể hiện nhiệt tình và trung thực, và khán giả sẽ phản hồi.
Hãy nhớ Quy tắc 10-20-30
Đây là một mẹo từ Guy Kawasaki của Apple. Ông gợi ý rằng trình chiếu nên:
- Chứa không quá 10 slide;
- Kéo dài không quá 20 phút;
- Sử dụng cỡ chữ không nhỏ hơn 30 điểm.
Điều cuối cùng này đặc biệt quan trọng vì nó ngăn bạn cố gắng đưa quá nhiều thông tin vào bất kỳ trang chiếu nào. Các bản slide nên chứa ít thông tin và được thể hiện một cách đơn giản. Nếu bạn cần cung cấp nhiều thông tin, hãy phát thêm tài liệu cho khán giả ngay sau phần trình bày của bạn, chứ đừng nhồi nhét kiến thức và kỳ vọng nó trơ thành một bài thuyết trình ấn tượng.
Tập trung vào nhu cầu của khán giả
Một bài thuyết trình ấn tượng cần được xây dựng dựa trên những yêu cầu của khán giả. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn cần ghi nhớ 1 nguyên tắc là: Chỉ nói những gì khán giả cần và muốn nghe; chứ không phải nói những điều mà mình biết.
Trong khi thuyết trình, bạn cũng cần phải tập trung vào phản ứng của khán giả để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
Tập trung vào thông điệp cốt lõi
Khi lập kế hoạch cho bài thuyết trình, bạn nên tập trung vào câu hỏi: Thông điệp chính của bài thuyết trình là gì? Sau đó lên kế hoạch để truyền đạt thông điệp quan trọng đó 1 cách ngắn gọn.
Một số chuyên gia khuyên bạn nên viết thông điệp ra giấy để khi đọc lên không dài quá 30 giây. Những người khác thì khuyên bạn nên viết thông điệp vào mặt sau của danh thiếp hoặc viết nó không quá 15 từ.
Hãy tạo sự mở đầu cuốn hút
Mở đầu của bài thuyết trình rất quan trọng. Bởi cách bạn bắt đầu và kết thúc bài thuyết trình là điểm nhấn để xây dựng bài thuyết trình ấn tượng. Khán giả thường nghĩ về ai đó trong 7 giây đầu tiên, vì vậy hãy để những khoảnh khắc đầu tiên đó trở nên quan trọng.
Bạn cần phải tạo sự thu hút và chú ý của khán giả ngay từ đầu. Họ sẽ dành cho bạn vài phút đầu tiên để giúp họ giải trí. Sau đó, họ có thể bỏ về hoặc xao nhãng buổi thuyết trình nếu họ cảm thấy buồn tẻ vào những phút đầu. Vì vậy, đừng lãng phí thời gian này nhé! Hãy cố gắng làm cho nó thật khác biệt!
Hãy kể chuyện
Những câu chuyện giúp chúng ta chú ý và ghi nhớ mọi thứ. Nếu bạn có thể sử dụng các câu chuyện trong bài thuyết trình của mình, khán giả của bạn sẽ có nhiều khả năng tương tác và ghi nhớ các nội dung trong đó.
Bắt đầu bằng một câu chuyện là một ý tưởng hay, nhưng còn có một cách hay hơn: bạn cần biến bài thuyết trình của mình diễn ra giống như một câu chuyện. Nghĩ về câu chuyện mà bạn đang cố gắng kể với khán giả và tạo bản slide, biến nó thành một bài thuyết trình ấn tượng cho bạn.
Thư giãn, hít thở và tận hưởng
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc trình bày, bạn sẽ khó có thể bình tĩnh và thoải mái để thực hiện nó. Hãy bắt đầu bằng cách tập trung vào hơi thở của bạn. Hít thở sâu và thở chậm để lấy lại bình tĩnh. Bài thuyết trình của bạn sẽ cải thiện theo cấp số nhân, và sự tự tin của bạn cũng vậy. Nó rất đáng để thử, hít thở, mỉm cười và dẫn dắt cho bạn đến với một bài thuyết trình ấn tượng.
Khi kết thúc, hãy tập trung vào giá trị của khán giả
Làm thế nào để kết thúc bài thuyết trình mà sẽ mãi mãi tồn tại trong ký ức của khán giả? Các chuyên gia khuyên bạn nên tập trung vào cảm giác mà bạn muốn khán giả mang về nhà. “Họ có thể quên những gì bạn đã nói, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cách bạn đã khiến họ cảm thấy”, nhà thơ Maya Angelou đã từng nói như thế.
Vì thế, để bài thuyết trình ấn tượng hãy để lại cho khán giả của bạn những ấn tượng đầy cảm xúc.