Cá lóc hay cá quả
Thông tin khoa học
Cá lóc có tên khoa học là Channa Striata, hay còn được gọi là cá quả. Đây là loài cá nước ngọt được đánh bắt nhiều ở các nước Đông Nam Á và được coi là nguồn cung cấp protein chất lượng cao. Ngoài ra, nó còn được xem như một phương pháp chữa bệnh truyền thống phổ biến tại nhiều địa phương.
Dưới góc nhìn của dinh dưỡng, cá lóc đóng vai trò là thực phẩm chức năng, mang lại lợi ích sức khỏe. Nó là một nguồn thực phẩm tốt vì chứa hàm lượng cao các axit amin và axit béo. Các axit amin có thể đã góp phần vào các đặc tính dược lý, bao gồm glycine, lysine và araginine, trong khi các axit béo của cá lóc là axit arachidonic, axit plamitic và axit docosahexaenoic.
Chiết xuất của cá lóc được sản xuất từ toàn bộ cơ, da và chất nhầy. Chúng dường như thể hiện tác dụng của chúng thông qua việc hình thành một số loại phân tử hoạt tính sinh học. Chiết xuất Channastritata có thể cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ của vết thương và đạt được sự hài lòng cao của bệnh nhân.
Cá lóc là thực phẩm tốt cho sức khỏe
Cá lóc không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh. Nó là một trong những loài cá được biết đến nhiều nhất với những lợi ích dược lý truyền thống đã được xác định như tác dụng điều trị vết thương và giảm đau, khả năng tăng cường năng lượng cho người bệnh.
Tuy nhiên, cá lóc vẫn chưa được khai thác một cách đầy đủ và rõ ràng, mặc dù chúng là thành phần quan trọng của nhiều bài thuốc phổ biến và cũng được các dược điển hiện hành và quá khứ trên thế giới công nhận.
Cá lóc là loài ăn thịt, chúng ăn cá, ếch, rắn, côn trùng, giun đất và nòng nọc, do đó thịt của nó được cho là có tác dụng làm trẻ hóa, đặc biệt là đối với những người đang hồi phục sau các bệnh hiểm nghèo. Sự nổi tiếng của cá lóc như một tác nhân điều trị có liên quan đến niềm tin dân gian về hiệu quả của nó trong việc điều trị vết thương, giảm đau và tăng cường năng lượng. Vì thế ở một số địa phương, phụ nữ sau sinh, bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật thường xuyên được khuyên nên ăn các bữa ăn có cá lóc.
Dinh dưỡng trong cá lóc
Thành phần dinh dưỡng
Cá lóc là nguồn cung cấp dồi dào của các nhóm chất dinh dưỡng chính, bao gồm: protein hữu ích (78,32 ± 0,23%), lipid (2,08 ± 0,08%) và vitamin A (0,265 ± 0,013 mg). Nó có hàm lượng cao axit arachidonic (AA) 20: 4 omega 6 và axit docosahexaenoic (DHA) 22: 6 omega 3.
Hơn nữa, cá lóc có chứa lipid được phân loại theo phospholipid, glycerid một phần, cholesterol, rượu béo, triglycerid và cholesterol este.
Cá lóc được biết đến với việc tạo ra các axit béo không bão hòa đa, giúp điều chỉnh quá trình tổng hợp prostaglandin, từ đó giúp chữa lành vết thương.
Cá lóc là chế độ ăn uống lành mạnh cho cơ thể
Nhiều phân tích cho ra các kết quả tương đồng nhau, cho rằng cá lóc chứa lượng protein thô (23%) chất béo thô (5,7%) và tro thô (1,8%) phong phú. Nó là một loại cá ít béo với chất béo trung bình dưới 10%. Thành phần axit béo cho thấy sự hiện diện phong phú của: axit béo C16: 0 (30%) cùng với các axit béo chính khác có chứa C22: 6 (15%), C20: 4 (19%), C18: 1 (12%) và C18: 0 (15%). Hơn nữa, tỷ lệ axit béo omega – 3: omega – 6 được tìm thấy là thấp hơn 1 (tức là 0,55) và tỷ lệ PUFA / bão hòa (P / S) thu được trong mô cơ của cá lóc là 0,89. Tỷ lệ omega – 3: omega – 6 đã được đề xuất là chỉ số đáng tin cậy để so sánh các giá trị dinh dưỡng tương đối của dầu cá. Có ý kiến cho rằng tỷ lệ 1: 1- 1: 1,5 cấu thành chế độ ăn uống lành mạnh cho cơ thể người.
Cá lóc trong ẩm thực
Cá lóc và ẩm thực 3 miền
Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng nên từ một nguyên liệu thì sẽ các cách chế biến khác nhau. Nhưng mỗi cách lại có một vị đặc trưng riêng thu hút mọi người thưởng thức. Đặc biệt là mỗi vùng miền thì lại có khẩu vị, cách nấu nướng khác nhau đem lại cho ẩm thực Việt Nam một danh sách dài các món ăn. Có thể lấy dẫn chứng ngay món cá kho tộ, Bắc, Trung, Nam lại có đặc trưng riêng.
Cá lóc hay cá tràu (chủ yếu sử dụng trong miền Trung và miền Nam) hay còn có tên gọi khác là cá quả (tên được dùng ở miền Bắc). Cá có vị ngọt tự nhiên đặc biệt là ít mỡ phù hợp cho chị em sợ béo và cá cũng ít xương, khi cho trẻ nhỏ ăn sẽ không lo.
Mâm cơm canh chua cá lóc
Cá lóc thì có thể chế biến thành nhiều món ăn nhưng có lẽ ngon nhất là món kho tộ. Cá lóc kho tộ truyền thống thường được đựng trong các nồi đất. Người xưa quan niệm như vậy cá kho mới ngon, mới đem lại cho người thưởng thức hương vị đặc trưng mà không món ăn nào sánh được. Muốn có nồi cá kho ngon nên chọn những con cá lóc phải to một chút, trọng lượng khoảng 1,2 kg. Nếu cá bé quá thì khi kho sẽ dễ bị nát, cá to quá khi kho thịt sẽ không săn chắc.
Mâm cơm cùng với món cá lóc kho tộ thì chắc chắn sẽ không thể thiếu được món canh chua, vị chua thơm thơm đầy đủ sắc màu cùng với vị đậm đà của cá kho trong tiết trời hanh nắng thì thật không có gì sánh bằng.
Để có được một nồi cá kho ngon chuẩn vị thì người nấu phải tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ chọn cá sao cho ngon, nêm nếm gia vị sao cho vừa, trình bày như thế nào cho đẹp mắt.
Bí quyết món cá lóc kho tộ ngon và hấp dẫn
Mẹo chọn được cá lóc ngon
Đế món ăn trọn vị hấp dẫn chắc chắn không thể bỏ qua công đoạn chọn mua cá. Hiện nay trên thị trường phổ biến hai loại cá lóc đồng và cá lóc nuôi. Vì thế, bạn hãy bỏ túi những mẹo sau để chọn được cá ngon nhất.
- Đầu tiên cá lóc đồng thường có vảy màu đen sậm do tập tính chui rúc dưới bùn lầy kiếm thức ăn. Đầu chúng thường nhọn, nhỏ và rắn chắc. Mình ốm và có nhiều xương. Bù lại thịt khi chế biến ăn sẽ ngon, chắc và ngọt thịt. Mua cá lóc đồng chọn con 1kg- 1kg2 thì thịt sẽ ngon nhất.
- Cá lóc nuôi thì có màu xanh xám, chúng được nuôi trong ao hồ hoặc túi lưới, ăn cám hoặc thức ăn chăn nuôi nên khá mũm mĩm, nhiều thịt. Cá lóc nuôi khi chế biến thịt khá nhão, không thơm và ngọt như cá lóc đồng.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá lóc: chọn một con khoảng 1kg2
- Thịt ba chỉ: 300 gr
- Hành ngò
- Ớt sừng cỡ 2-3 trái
- Riềng, gừng
- Gia vị: mắm nguyên chất, đường, bột ngọt, đường
- Tiêu nguyên hạt
- Đặc biệt Mie sẽ dùng thêm 200ml nước mía nguyên chất
Sơ chế
- Cá lóc mua về cạo hết vẩy, nên cạo mạnh tay để cho vẩy được bong ra nhanh nhất. Sau đó dùng dao sắc cắt bỏ phần mang và vây cá. Moi hết phần nội tạng, chú ý nhẹ tay để không làm vỡ mật.
- Pha muối cùng với gừng băm để rửa cá. Với dung dịch nước muối như vậy cá sẽ hết tanh, thịt sạch và săn chắc. Khi cá đã sạch sẽ thì cắt thành những khúc dày khoảng 3 cm.
- Cho cá vào trong nồi rồi ướp cùng các gia vị. Ướp cá lóc với nước, mắm, bột ngọt, riềng đập dập và dầu ăn. Trộn đều cá với các gia vị, để trong nồi khoảng 30 phút cho ngấm.
- Rửa sạch ba chỉ với nước muối, sau đó xắt miếng vừa ăn, không lóc bỏ phần da.
- Hành lá rửa sạch xắt nhỏ. Ớt cắt làm 2 hay 3, bỏ hết phần hạt bên trong.
- Riềng và gừng bào sạch vỏ, sau đó cắt thành những lát tròn mỏng.
- Ngò rửa sạch để ráo để trang trí.
Tiến hành
Cho khoảng nửa muỗng cafe đường vào nồi, nấu với lửa vừa vừa, khi thấy đường bắt đầu cô lại và chuyển màu nâu đậm là được. Cho thêm chút nước lọc, nấu sôi để tạo được sốt màu cánh gián đẹp mắt. Sau đó nêm thêm gia vị đậm đà là mắm nguyên chất, tiêu hạt và bột ngọt.
Cho một chút dầu ăn ở đáy nồi, rồi lần lượt xếp các lát riềng và gừng, đến lớp thịt ba chỉ và cuối cùng là cá lóc ở trên. Cho thêm ớt tươi vào trong, đổ phần hỗn hợp màu cánh gián đã pha chế ở trên vào nấu, thêm nước mía nguyên chất đến ngập cá trong nồi.
Đợi sôi thì giảm lửa nhỏ riu riu, canh trên bếp khoảng 50 phút cho cá thấm và săn lại.
Canh đến khi nước cạn còn 1/3 thì nêm nếm lại cho vừa ăn. Khi thấy nước đã sền sệt, thịt cá thấm vị, óng ánh màu cánh gián và săn chắc thì tắt bếp.
Trình bày cá lóc kho tộ, thơm ngon đến “vét nồi”
- Cá kho có màu nâu đỏ, đẹp, nguyên khúc cá lành lặn, không vỡ nát.
- Tuy lựa chọn cá thiên nhiên, nhưng khi chế biến, nên loại bỏ lớp mỡ để hạn chế nguy cơ nhiễm hoá chất.
- Cá kho thơm ngon, đậm đà hương vị, và còn vô cùng bổ dưỡng.
- Thêm ngò và hạt tiêu trang trí và kích thích vị giác.
Hy vọng với những chia sẻ từ Mie với món cá lóc kho tộ sẽ mang đến cho bạn và những người thân yêu bữa cơm ấm áp sum vầy !!!