Bắp là loại ngũ cốc phổ biến, là một loại thực phẩm được biết đến với công dụng tốt cho sức khoẻ. Bắp thân thuộc với hầu hết mọi gia đình, có thể hợp khẩu vị của bất cứ ai. Bên cạnh đó, với loại thực phẩm này bạn có thể dễ dàng chế biến được nhiều món vừa ngon miệng, vừa đa dạng và phong phú.
Sơ lược về cây bắp
Nguồn gốc
Ngô hay bắp hay bẹ (danh pháp hai phần: Zea mays L. ssp. mays) là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Bắp là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (chỉ riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm).
Bắp được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ban đầu ngô được gọi là “lúa ngô”, về sau được gọi tắt thành “ngô”. Chữ “Ngô” là để chỉ Trung Quốc. Người Việt vào thế kỷ 15-17 từng gọi Trung Quốc là “Ngô”, bởi nhà Minh cai trị Trung Quốc khi đó vốn dựng nghiệp tại đất Ngô (nay là Nam Kinh và các vùng phụ cận).
Dinh dưỡng của bắp
- Nước – 75,96g
- Calo – 86 kcal
- Tinh bột – 19,02g
- Chất đạm – 3,22g
- Chất xơ – 2,7g
- Chất béo – 1,18g
- Đường – 3,22g
- Vitamin B9 – 46mcg
- Vitamin B3 – 1,7mg
- Vitamin B2 – 0,06mg
- Vitamin B6 – 0,055mg
- Vitamin B1 – 0,2mg
- Vitamin A – 1IU
- Vitamin C – 6,8mg
- Vitamin E – 0,07mg
- Vitamin K – 0,3mcg
- Canxi – 2mg
- Sắt – 0,52mg
- Phốt pho – 89mg
- Magie – 37mg
- Kẽm – 0,45mg
- Chất béo bão hòa – 0,182g
- Chất béo không bão hòa đơn – 0,347g
- Axit béo không bão hòa đa – 0,559g
Lợi ích của bắp cho sức khỏe và sắc đẹp
Bắp giúp bảo vệ tim
Bắp là nguồn cung cấp tuyệt vời chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất xơ hòa tan liên kết với cholesterol trong mật – được bài tiết từ gan – rồi đi khắp cơ thể hấp thu tiếp cholesterol.
Bắp rất giàu folate, một loại vitamin B, giúp giảm lượng homocysteine, một a-xít amin là sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất quan trọng. Hàm lượng homocysteine cao có thể làm hỏng các mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên. Một chén bắp có thể cung cấp tới 19% nhu cầu folate hằng ngày của cơ thể.
Tốt cho não
Bắp giàu vitamin B1 – loại vitamin đóng vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng trong cơ thể và thực hiện chức năng nhận thức của các tế bào não. Vitamin B1 giúp tổng hợp acetylcholine – một chất truyền thần kinh cần thiết cho bộ nhớ. Thiếu vitamin B1 có thể gây suy chức năng thần kinh và bệnh Alzheimer’s. Một chén bắp có khoảng 24% lượng vitamin B1 theo khuyến cáo mỗi ngày.
Bắp tốt cho mắt
Bắp chứa beta-carotene và folate giúp làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện: các beta-carotene trong bắp chuyển đổi thành vitamin A ở tỷ lệ cao hơn beta-carotene trong các loại rau khác như rau cải thìa và cà-rốt.
Làm sạch hệ thống tiêu hóa
Các chất xơ không hòa tan trong bắp giúp ích rất nhiều cho những người mắc bệnh đường tiêu hóa như táo bón và bệnh trĩ. Chất xơ hấp thụ nước, làm phân trương lên và dễ dàng di chuyển ra ngoài.
Ngăn ngừa thiếu máu với bắp
Các vitamin B12 và a-xít folic (vitamin B9) có mặt trong bắp giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Bắp giúp phòng tránh ung thư
Bắp chứa beta-cryptoxanthin, một carotenoid có đặc tính chống ô-xy hóa, có thể giảm nguy cơ ung thư phổi. Một nghiên cứu ở Trung Quốc về bệnh ung thư với hơn 63.000 người trưởng thành, được theo dõi trong suốt 8 năm về chế độ ăn uống và lối sống cho thấy, những người ăn các loại thực phẩm giàu cryptoxanthin nhất (bắp, đu đủ, bí đỏ, cam, ớt chuông đỏ và đào) giảm 27% nguy cơ ung thư phổi.
Các chất xơ trong bắp cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vì thế, ăn bắp còn giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
“Bạn” của bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp
Bắp thuộc nhóm chứa tinh bột, cùng các loại ngũ cốc, đậu, khoai tây. Khi ăn lượng vừa phải, nó cung cấp đủ hỗn hợp khoáng chất và vitamin để giúp đảm bảo insulin ở mức ổn định.
Bên cạnh đó, bắp giúp chống cao huyết áp do có sự hiện diện của chất phytochemical phenolic.
Có lợi cho thai phụ
Bạn vẫn có thể ăn bắp khi mang thai một cách bình thường mà không cần phải lo lắng quá nhiều. Bên cạnh đó, bắp ngô rất giàu axit folic, chất xơ, vitamin B1, B5 và C, giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường lưu thông máu.
Những phụ nữ có ý định mang thai nên uống đủ lượng folate để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh ở thai nhi. Bắp là nguồn giàu folate, giúp ích trong việc tổng hợp các tế bào mới, đặc biệt quan trọng trước và trong thời kỳ mang thai.
Bắp làm đẹp da
Tinh bột bắp được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm và có thể làm dịu da khi da bị kích ứng.
Giàu chất khoáng
Bắp chứa phốt-pho, ma-giê, man-gan, sắt, kẽm, đồng và selen. Phốt-pho là chất khoáng cần thiết để duy trì tăng trưởng, xương và chức năng thận. Ma-giê cần thiết để duy trì nhịp tim bình thường và sự cứng chắc của xương.
Tác dụng giảm cân
Trong bắp chứa nhiều chất xơ, ít chất béo nên dù ăn bao nhiêu bạn cũng không lo bị tích tụ mỡ trên cơ thể. Thêm vào đó là hàm lượng chất xơ cao, ăn ngô còn giúp điều trị chứng táo bón.
Bắp bao nhiêu calo?
Theo kết quả từ các nghiên cứu của chuyên gia, cứ 160g phần lõi và 100g phần thịt của mỗi trái bắp có chứa 177 calo. Đây là lượng calo được xem như tương đương với 1 bát cơm trắng. Lượng lớn chất béo chứa trong bắp chủ yếu là omega 3 và omega 6. Đây là các loại chất béo rất có ích cho sức khỏe, nếu biết cách sử dụng hợp lý sẽ không gây tăng cân.
Các thành phần dinh dưỡng có trong bắp
Chất xơ
Các loại bắp khác nhau sẽ chứa các hàm lượng chất xơ không giống nhau. Mức hàm lượng đó thông thường sẽ trong khoảng 9 – 15%.
Trong bắp chủ yếu chứa các loại chất xơ như: chất xơ không hòa tan, hemicellulose, cellulose, lignin. Bắp nguyên hạt thường sẽ chứa hàm lượng chất xơ lớn hơn so với bắp đã qua chế biến.
Carb
Bởi vì bắp cũng được xem như một loại ngũ cốc, cho nên thành phần của chúng chủ yếu vẫn có chứa carb (hay còn gọi là tinh bột). Mức tinh bột trong bắp sẽ chiếm khoảng 28-80% trọng lượng khô. Ngoài ra, một lượng nhỏ đường (1-3%) cũng có chứa trong bắp.
Trong số các loại bắp, bắp ngọt (hay còn gọi là bắp đường) chứa rất ít tinh bột (chỉ 28%) nhưng chứa hàm lượng đường rất cao (18%). Tuy vậy, việc ăn bắp ngọt không hề gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chúng ta. Chúng không làm lượng đường huyết tăng nhanh, vì đây không phải thực phẩm có chỉ số glycemic cao.
Protein
Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng không kém có chứa trong bắp. Tùy theo giống bắp khác nhau thì hàm lượng protein cũng sẽ chênh lệch. Hàm lượng protein trong bắp thường rơi vào khoảng 10 – 15%.
Trong đó, hàm lượng protein cao nhất và chiếm đến 44 – 79% tổng hàm lượng protein chứa trong bắp là zenis. Zenis giúp mang lại giá trị dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể. Ngoài ra, chất này còn được dùng để tạo ra keo dán, mực in, vỏ thuốc, kẹo cùng các loại hạt.
Chất béo
Bắp chỉ chứa hàm lượng chất béo trong khoảng 5 – 6%, vì thế đây được xem là một loại thực phẩm ít béo được ưa dùng. Tuy nhiên, trong mầm ngô có chứa một lượng chất béo cực cao. Điều này đã được sử dụng trong nấu ăn để thay thế cho dầu ăn thực vật thông thường.
Trong dầu ngô tinh chế có chứa axit linoleic, một chất axit béo đa không bão hòa. Các phần còn lại sẽ là chất béo đơn không bão hòa cùng chất béo bão hòa. Một lượng đáng kể vitamin E và ubiquinone (Q10) cùng phytosterol cũng có chứa trong dầu ngô.
Các chất dinh dưỡng này có hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, làm sáng da và ngăn ngừa lão hóa da. Tuy nhiên, dầu ngô không được khuyên dùng dù cho có giá trị dinh dưỡng cực kì cao.
Vitamin & khoáng chất
Bắp cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể, điển hình là vitamin A, B, D… cùng các khoáng chất vi lượng khác. Các chất này cực kỳ có lợi cho cơ thể. Vì lẽ đó, bắp có thể được xem như món ăn sáng hoàn chỉnh, cung cấp đủ năng lượng cho một ngày mới.
Các hợp chất thực vật khác
Trong bắp chứa một số hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, trong số đó có một số chất có lợi đối với sức khỏe. Ngoài ra, bắp cũng chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa hơn hẳn so với các loại ngũ cốc khác.
Món ngon cực hấp dẫn từ trái bắp.
Bắp luộc
Bắp luộc là một món ăn dân dã, được nhiều người ưa chuộng. Rất đơn giản để luộc bắp vừa chín mềm, ngọt thơm mà vàng đẹp.
Sữa bắp
Bên cạnh sữa đậu nành, đậu xanh thì sữa bắp đang là một loại thức uống được ưa thích nhất hiện nay. Từ trẻ em cho đến người lớn, ai ai cũng mê mẫn cái hương vị ngọt ngào, béo ngậy hoà tan với mùi thơm đặc trưng từ bắp. Đặc biệt, loại sữa này khi uống nóng hoặc lạnh cũng đều rất ngon.
Xem chi tiết: Cách nấu sữa bắp thơm ngon tại đây
Bắp xào bơ
Nhắc đến các món bắp thơm ngon mà không kể đến cái tên bắp xào bơ quen thuộc thì quả là một thiếu sót lớn. Cùng với những nguyên liệu như tôm khô, bắp mỹ, hành phi, hành lá,… đã tạo nên một món ăn vặt hết sức hấp dẫn. Đó là sự kết hợp giữa vị ngọt đặc trưng của bắp hoà với vị mặn của tôm, gia vị trong mùi hương thơm lừng từ bơ.
Với một chút biến tấu trong nguyên liệu, bạn đã có thể thưởng thức ngay món bắp xào trứng muối hấp dẫn. Bắp ngọt, tôm và hành lá dậy mùi, nay lại có thêm trứng muối beo béo, lạ miệng, vô cùng kích thích vị giác.
Bắp nướng
Cùng với bắp xào, bắp nướng cũng là một món ăn quá đỗi quen thuộc của làng ẩm thực đường phố. Những trái bắp nóng hổi, được phết lên một ít mỡ hành bóng bẩy, lan toả mùi hương nồng nàn hấp dẫn. Khi thưởng thức, vị ngọt của bắp hoà quyện với gia vị đậm đà, khiến người thưởng thức cứ phải vừa gặm nhấm, vừa tấm tắc khen ngon.
Kem bắp
Không chỉ là món tráng miệng thơm ngon, kem bắp còn là món quà ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè trong mỗi dịp đặc biệt. Tuy có hơi cầu kỳ trong khâu chế biến, nhưng thành quả mang lại chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.
Kem bắp là sự kết hợp giữa vị ngọt ngào, béo ngậy nhưng không ngán. Những miếng kem mềm xốp, dậy mùi hương đặc trưng luôn khiến người ta cứ phải say mê thưởng thức. Đó là chính hương vị riêng biệt mà không một món bánh nào có được.
Chè bắp
Xứ Huế có món chè bắp trứ danh, khiến du khách cứ nhớ mãi không quên, cồn Hến còn có món chè bắp ngon mà ngoài Huế không nơi nào có được. Người dân Cồn trồng bắp gần như quanh năm (trừ ba tháng lũ lụt). Bắp vùng này thơm ngon, béo ngậy vì hưởng được lớp phù sa dày trên mặt ruộng sau mỗi trận lụt.
Người ta nấu chè bắp bắt đầu từ việc chọn thứ bắp không non mà cũng không quá già. Sau khi lột vỏ bắp, dùng dao hai lưỡi thật sắc thái mỏng bắp và dùng cùi bắp luộc để lấy nước thơm ngọt đó để nấu chè (sau luộc lấy cùi bắp ra bỏ đi). Bắp thái mỏng cho vào nồi đun sôi, khuấy đều liên tục trong một giờ đồng hồ đến khi bắp chín cho đường kính vào khuấy đều (lượng đường cho vừa, không nhạt và cũng không ngọt quá). Thứ được cho thêm vào món chè bắp là cốt nước dừa trắng như sữa, thơm lừng.
Mousse trái bắp
Trong các loại mousse thơm ngon thì mousse trái bắp lại chiếm được khá nhiều trái tim người thưởng thức bởi có hình dáng độc đáo và hương vị hấp dẫn. Bánh sau khi thành phẩm có độ mềm mịn, thơm nức mùi bắp ngọt. Vị béo ngậy của sữa hoà quyện trong vị thanh mát tự nhiên. Bánh mousse trái bắp sẽ là một quà tặng ý nghĩa dành cho bạn bè và người thương.
Ram bắp
Ram bắp là một món ăn dân dã và được xem là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Ngãi. Chẳng cần sơn hào hải vị, chỉ cần chuẩn bị một vài trái bắp, ngon nhất là bắp nếp, hạt còn ngậm sữa căng tròn và một ít bánh tráng, gia vị là đã có những mẻ ram bắp giòn ngon, hấp dẫn để thưởng thức và đãi khách.
Xôi bắp
Xôi bắp nhão
Xôi bắp nhão, món ăn sáng dân dã gắn liền với tuổi thơ của không ít người. Xôi bắp mềm dẻo, thơm ngon cùng vị beo béo của dừa nạo. Kết hợp với vị mặn mặn của muối mè và bùi bùi của đậu phộng. Tạo nên món đặc trưng vô cùng dân dã của người miền Tây sông nước.
Xôi bắp truyền thống miền Bắc

Xôi bắp nguyên hạt
Xôi bắp kiểu Huế thường được mấy chị gánh từ bên kia sang bán như Vỹ Dạ, Nam Phổ, Tây Thượng. Hình ảnh chị bán xôi bắp mối buổi sáng qua chuyến đò ngang rất ấn tượng. Xôi nấu có độ dẻo, thơm, không ướt với bắp hột đã được hầm chín, đậu xanh đã được giáo khô phủ lên với dừa và hành phi thơm lừng
Thạch sữa bắp lá dứa
Thạch sữa bắp lá dứa không những là món tráng miệng thơm ngon mà nó còn giúp giải nhiệt rất tốt vào những ngày hè oi bức. Được làm từ nguyên liệu chính gồm: lá dứa, bắp và sữa tươi, món thạch sau khi thành phẩm có 2 lớp xen kẽ với nhau. Lớp sữa bắp béo ngậy, ngọt thơm quyện vào lớp thạch lá dứa thanh mát.
Bánh bắp hấp nước cốt dừa
Có nguồn gốc từ Thái Lan nhưng bánh bắp hấp nước cốt dừa lại hoàn toàn hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Chiếc bánh dẻo thơm, nóng hổi có vị ngọt ngào, beo béo của bắp và nếp.
Canh bắp hầm khoanh
Nếu bạn đang tìm một món ăn giúp bồi bổ cơ thể thì đừng nên bỏ qua món canh bắp. Cùng với những nguyên liệu chính như cà rốt, khoai tây, bắp mỹ và xương heo, món canh sau khi thành phẩm trông vô cùng hấp dẫn. Hạt bắp ngọt nước, rau củ mềm mềm và giò heo dai ngon, tất cả cùng nhau hoà quyện trong phần nước dùng đậm đà, dậy mùi hương đặc trưng từ hành ngò xắt nhuyễn.
Salad bắp và các loại rau củ
Món salad này mang cho mình một vẻ đẹp tinh tế, và vô cùng healthy. Bắp được hấp lên thơm phức rồi trộn với rau củ cắt nhỏ/ salad, sau đó rắc thêm một ít rau ngò để dậy mùi hương. Có thể thêm nõn tôm tuỳ ý.