Blog Single

Ăn yến sào bao nhiêu là đủ?

Ăn yến sào bao nhiêu là câu hỏi được người dùng yến quan tâm. Chúng ta không nên ăn yến sào quá nhiều kể cả khi đang mệt mỏi hoặc ốm đau. Bạn cũng cần biết cách ăn yến sào theo từng độ tuổi nhất định để cân nhắc liều lượng hợp lý.

Ăn yến sào bao nhiêu

Cơ thể con người có giới hạn về khả năng hấp thụ dưỡng chất ở một thời điểm nhất định. Dinh dưỡng dư thừa do không hấp thu được sẽ thải ra ngoài theo đường tiêu hóa.

Các chuyên gia khuyến cáo về liều lượng yến sào theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ em 1 – 12 tuổi: 3g yến sào khô/lần
  • Trẻ vị thành niên và người lớn: 5g – 10g yến sào khô/lần

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cẩn thận khi cho bé ăn yến sào vì đây là một trong những thực phẩm tưởng lợi hóa hại cho trẻ. Bạn không nên cho trẻ ăn yến sào quá sớm, nhất là trẻ sơ sinh hay trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm.

Chúng ta cần chế biến yến sào khô đúng cách và không nên kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Hãy luôn nhớ rằng cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất khi ăn yến sào sẽ bị đào thải. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều sẽ rất phí phạm.

Ăn yến sào cách nào tốt cho sức khỏe

Ăn yến sào cách nào tốt cho sức khỏe

Những tác dụng của yến sào có thể khiến bạn cảm thấy món ăn đắt đỏ này cũng đáng giá vì “sức khỏe là vàng”. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ ăn yến sào có tác dụng gì hoặc không biết ăn yến sào đúng cách thì bạn sẽ có nguy cơ bị dị ứng, phản tác dụng và phí tiền vô ích.

Thời điểm tốt nhất để ăn yến sào

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thời điểm tốt nhất để ăn yến sào là khi bụng đang rỗng. Đây là thời điểm thức ăn trước đó đã được tiêu hóa nên bạn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng. Yến sào sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.

  • Bạn có thể ăn yến sào vào buổi sáng mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Khoảng 1 tiếng trước khi ngủ, nồng độ của các loại hormone tăng lên giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể. Đây là thời điểm chất dinh dưỡng phát huy công dụng tốt nhất cho cơ thể.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn yến sào vào giữa hai bữa ăn chính khi bụng còn rỗng.

Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng

Chúng ta chỉ cần ăn yến sào một lượng nhỏ đều đặn sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn là ăn một lượng nhiều dồn vào một lần.

  • Trẻ em: Bé 1 – 3 tuổi chỉ nên dùng 50g/tháng và dùng đều cách ngày. Bé 3 – 10 tuổi có thể ăn yến sào 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày 1 lần khoảng 6-7g/lần.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến sào. Phụ nữ mang thai tháng 4 – 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày khoảng 7g/lần. Phụ nữ mang thai tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần.
  • Người lớn tuổi: Yến sào đặc biệt tốt cho người lớn tuổi, đặc biệt là người già cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật.– Tháng đầu tiên: ăn yến sào mỗi ngày 5g/lần, nên dùng khoảng 150g/tháng.

    Tháng thứ hai trở đi: ăn cách ngày 1 lần đều đặn khoảng 6-7g/lần, nên dùng khoảng 100g/tháng.

  • Người đau ốm: Người bệnh đang trong giai đoạn điều trị có thể dùng đều đặn mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn với liều lượng 5g/lần, trung bình dùng khoảng 150g/tháng.
  • Người bình thường: Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe thì nên ăn yến sào lâu dài và đều đặn 2 lần/tuần với liều lượng khoảng 5g/lần là đủ.

Lưu ý khi chế biến yến sào

Nhiệt độ cao có thể phá hủy tác dụng của yến sào. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng yến sào như một nguyên liệu của món ăn, bạn vẫn nên chưng cách thủy trước khi cho vào món ăn đã hoàn thành.

Cách chưng tổ yến đơn giản tại nhà

Ăn yến sào chưng đường phèn

Tổ yến chưng đường phèn là phương pháp chế biến yến thông dụng và dễ làm nhất. Món ăn này đặc biệt thích hợp cho người vừa khỏi ốm, trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng hay người già yếu.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 5g tổ yến khô đã qua sơ chế
  • 3 muỗng canh đường phèn
  • Nước

Hướng dẫn cách làm

  1. Bạn ngâm tổ yến trong nước lạnh và để qua đêm. Nếu tổ yến chưa được làm sạch, bạn phải làm sạch lông và tạp chất trước khi ngâm nước. Bạn có thể sử dụng rây hoặc lưới lọc để lọc sạch những tạp chất ra khỏi tổ yến. Trong lúc thực hiện, bạn nên xé tổ yến ra thành những miếng nhỏ hơn để dễ chế biến.
  2. Bạn cho tổ yến đã làm sạch cùng các nguyên liệu cần thiết vào một tô sứ, đổ nước cho ngập tổ yến và đường phèn (lượng đường có thể gia giảm tùy theo khẩu vị của mỗi người).
  3. Sau đó, bạn đặt chén yến vào nồi để chưng cách thủy trong khoảng 30–45 phút. Bạn kiểm tra khi nào yến đạt độ mềm vừa ý thì bạn tắt lửa. Với món yến này, bạn có thể ăn nóng hoặc để nguội tùy ý thích.

Ăn yến sào chưng hạt sen

Ăn yến sào chưng hạt sen

Táo đỏ có tác dụng thanh lọc cơ thể còn hạt sen có thể giúp bạn ngủ ngon, hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, làm đẹp da, kết hợp với yến sào giúp tăng cường sức đề kháng. Món tráng miệng này cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng, đặc biệt vào mùa hè.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 5g tổ yến khô đã qua sơ chế
  • 3 muỗng canh đường phèn
  • 100g hạt sen khô
  • 500g táo đỏ khô
  • 10g hạt kỷ tử
  • Nước

Hướng dẫn cách làm

Bạn thực hiện sơ chế tổ yến như bước 1 trong công thức chưng với đường phèn ở trên.

  1. Đối với hạt sen thì bạn rửa sạch và ngâm nước trong khoảng 1 tiếng để hạt nở ra. Sau đó, bạn đun hạt sen đã làm sạch với một ít nước cho đến khi hạt mềm.
  2. Bạn tiếp tục cho táo đỏ khô vào và đun trong vòng 10 phút đến khi táo nở ra. Tiếp theo, bạn cho hạt kỷ tử vào và đổ thêm nước, để riu riu hỗn hợp hạt sen, táo đỏ và kỷ tử với lửa nhỏ.
  3. Ở bước tiếp theo, bạn chưng cách thủy tổ yến với đường phèn trong khoảng 30-45 phút. Bạn có thể thử vị ngọt của đường và độ mềm của yến đến khi nào vừa ý thì có thể tắt bếp.
  4. Cuối cùng, bạn cho hỗn hợp hạt sen, táo đỏ, kỷ tử vừa nấu chín ở trên vào chén yến mới chưng. Tương tự, bạn có thể dùng nóng hoặc nguội tùy thích.

Ăn yến sào chưng nhân sâm

Ăn yến sào chưng nhân sâm

Nhân sâm là loại dược liệu quý hiếm có tác dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ trí não, phát triển trí tuệ, hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị chướng bụng, nôn mửa, trào ngược dạ dày, tăng huyết áp,… thì không nên sử dụng nhân sâm mà hãy áp dụng công thức chế biến yến sào khác nhé.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 5g tổ yến khô đã qua sơ chế
  • 3 muỗng canh đường phèn
  • 1g nhân sâm
  • 1–2 lát gừng tươi
  • Nước

Hướng dẫn cách làm

  • Bạn thực hiện sơ chế tổ yến như bước trong công thức chưng với đường phèn ở trên.
  • Tiếp đến, bạn cho nhân sâm vào nồi hấp cho chín mềm, sau đó xắt ra thành từng lát mỏng.
  • Bạn cho tiếp nhân sâm vào chén đựng yến sào và tiến hành chưng cách thủy trong khoảng 30–45 phút. Sau đó, bạn thêm đường phèn rồi chưng thêm khoảng 20 phút để yến và nhân sâm thấm đều thì tắt bếp.
  • Cuối cùng, bạn có thể thêm vào vài lát gừng để cân bằng với tính hàn của món ăn và thưởng thức.

Ai không thích hợp ăn yến sào?

Yến sào tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai dùng món ăn này cũng tốt

  1. Trẻ dưới 4 tháng tuổi: Em bé dưới 4 tháng khó hấp thu dưỡng chất từ yến và vẫn nên hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu uống sữa mẹ. Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 7 tuổi trở đi, trẻ có thể hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong yến tốt hơn. Yến sào có thể hỗ trợ các trẻ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng và ngủ không ngon giấc vào ban đêm.
  2. Những người dị ứng với protein: Yến sào rất giàu protein (45–55%), trong đó có tới 18 loại axit amin. Protein có thể là nguồn cung dinh dưỡng rất tốt cho nhiều người nhưng những người bị dị ứng với protein lại không phù hợp ăn yến. Do vậy, bạn hãy kiểm tra xem mình có bị dị ứng với protein không trước khi quyết định tẩm bổ cơ thể bằng loại thực phẩm này.
  3. Người bị cảm lạnh: Nếu bị cảm lạnh chưa khỏi thì bạn không thích hợp để dùng tổ yến vì món này quá giàu dinh dưỡng và có tính hàn. Khi cơ thể bị nhiễm thương hàn, cảm lạnh… thì dùng tổ yến sào sẽ chỉ khiến căn bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn mà thôi.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *