Blog Single

Ăn dứa để “thơm từ trong thơm ra”

Quả dứa rất giàu vitamin, khoáng chất, nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Trên các diễn đàn có đông đảo thành viên là phụ nữ thường mách nhau về tác dụng “siêu đặc biệt” đối với sức khỏe phụ nữ nếu duy trì việc ăn dứa thường xuyên. Nhưng làm sao để sử dụng dứa một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng ? Chúng ta cùng Mie Mie tìm hiểu về tác dụng của quả dứa để có câu trả lời cho riêng mình nhe mọi người.

Dứa bao nhiêu calo?

6 lợi ích của dứa đối với sức khỏe | Thời Đại

Dứa trong từ điển

Dứa (trái thơm, trái khóm) là 1 loại trái cây vô cùng quen thuộc và được rất nhiều người ưa thích. Bởi loại quả này chứa rất nhiều công dụng, lại được dùng trong nhiều lĩnh vực như nấu ăn, làm bánh, nước giải khát,…

Trung bình 1 quả dứa chỉ chứa khoảng 25-40 calo. Một cốc nước ép dứa 300ml sẽ có khoảng 130 calo.

Bạn chỉ cần uống 1 cốc nước dứa thì đã cung cấp cho cơ thể 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

Dứa chứa rất ít năng lượng nên cực kỳ phù hợp để áp dụng vào các chế độ giảm cân. Ngoài hàm lượng calo thấp thì còn lại dứa chứa chủ yếu là nước và chất xơ.

Chính vì thế ăn dứa bạn sẽ có cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn. Ngoài ra hàm lượng chất xơ trong dứa còn có tác dụng điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbonhydrates trong cơ thể. Đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng hiệu quả hơn, giảm tích tụ chất béo.

Hàm lượng dinh dưỡng từ quả dứa

– Carbonhydrates: trong dứa chủ yếu là các loại đường đơn: sucrose, fructose. Trung bình 1 cốc nước ép dứa 165g chứa 21.7g carb, 2.3g chất xơ.

– Chất xơ: 1 cốc dứa chứa khoảng 2g chất xơ, trong đó 99% là chất xơ không hòa tan, có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

– Các vitamin, khoáng chất: dứa là 1 nguồn cực giàu các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và mangan. Những vitamin, khoáng chất này rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đẹp da, giữ dáng hiệu quả. Ngoài ra còn có canxi, sắt, kali, photpho, vitamin B1, B2, B3, B6, C,…

Tác dụng của quả dứa

Điều trị cảm và ho

Nếu đang bị cảm lạnh, bạn nên ăn dứa do loại quả này có chứa bromelain 1, một loại enzyme có đặc tính chống viêm nhiễm có thể chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn. Ăn dứa thường xuyên có thể ngừa ho và cảm lạnh.

Trị ho đờm hiệu quả bằng hỗn hợp nước ép dứa, chanh và mật ong trị ho

Tăng cường xương

Dứa rất giàu mangan giúp củng cố cho xương của bạn vững chắc hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là bổ sung loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày.

Tốt cho răng

Ăn dứa giúp tăng cường nướu răng, giúp răng chắc khoẻ bởi hàm lượng canxi tốt. Ngoài ra, mangan cũng giúp tăng cường xương và răng.

Ngăn ngừa ung thư

Ăn một quả dứa mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư. Thêm một điều tuyệt vời về loại quả này là nó làm chậm quá trình tổn thương tế bào và khiến bạn trông trẻ trung hơn. Loại trái cây này có rất nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều loại bệnh.

Hỗ trợ tiêu hóa

Ăn dứa hay uống nước ép từ quả dứa sẽ giúp bạn thoát khỏi khó chịu của chứng đầy bụng. Dứa có một nguồn giàu bromelain, chất xơ và vitamin C giúp tiêu hóa tốt.

Tốt cho mắt

Ăn dứa thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Loại trái cây lành mạnh này có một nguồn vitamin C cao và một số chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ thị lực tốt.

Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Dứa có chứa bromelain được cho là có đặc tính chống viêm. Điều này sẽ làm dịu cơn đau khớp và ngăn ngừa bạn khỏi bệnh viêm khớp.

Chữa Viêm Khớp Bằng Quả Dứa, Hiệu Quả Hay Không?

Cơ chế hoạt động của bromelain là thúc đẩy quá trình phân hủy fibrin và giảm hàm lượng fibrinogen, bradykinin trong huyết tương. Từ đó giúp điều chỉnh độ thẩm thấu của mạch máu, dẫn đến giảm tình trạng đau đớn và phù nề ở các khớp.

Bromelain từ quả dứa được đánh giá là liệu pháp điều trị an toàn, tự nhiên và công dụng cao cho những người đang phải đau đầu khi đối mặt với chứng viêm đau khớp xương.

Ngăn ngừa tăng huyết áp

Nếu bạn đang bị tăng huyết áp, hãy bắt đầu ăn dứa thường xuyên vì loại trái cây này có lượng kali cao và lượng natri thấp hơn, có thể duy trì huyết áp và khiến bạn cảm thấy thư thái nhất. Đây là cách tự nhiên tốt nhất để bạn có thể kiểm soát mức huyết áp của mình.

Giảm nguy cơ đông máu

Bromelain là chất chính trong dứa sẽ làm giảm nguy cơ đông máu. Vì vậy, bạn nên sử dụng trái cây này thành bữa ăn nhẹ.

Hạn chế nhiều bệnh dễ mắc phải

Dứa rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh mà cơ thể bạn dễ mắc phải, nhất là khi bạn già đi.

Ngăn ngừa buồn nôn

Dứa có chứa các enzym tiêu hóa có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, đặc biệt là giúp phụ nữ mang thai giảm ốm nghén.

Cung cấp nhiều năng lượng

Dứa có chứa valine và leucine là hai chất rất quan trọng đối với sự phát triển và phục hồi các mô cơ. Uống một ly nước ép dứa có thể giúp bạn vượt qua mệt mỏi và tăng cường sức chịu đựng để tiếp tục hoạt động cả ngày. Ngoài ra, sẽ giữ cho bạn đủ nước cả ngày và cung cấp tất cả năng lượng cần thiết để bạn vận động.

Giảm căng thẳng

Dứa có serotonin, một chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và thần kinh của bạn được thư giãn.

Mẹ Sau Sinh Ăn Dứa Có Được Không? Sai Cách Có Thể Gây Ngộ Độc

Serotonin bị suy giảm dẫn đến việc cảm thấy buồn chán, giảm sự ham muốn, giảm quan tâm hoặc dễ dàng cáu giận, gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc.

Làm đẹp da

Nước ép dứa có rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa có thể điều trị mụn trứng cá, tổn thương do ánh nắng mặt trời và làn da không đều màu.

Đặc tính chống lão hóa

Bạn càng lớn tuổi, làn da của bạn bắt đầu mất đi vẻ tươi sáng và bắt đầu hình thành các nếp nhăn. Ăn dứa có thể làm cho bạn trông trẻ hơn và làm chậm quá trình chết của tế bào. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào nó và điều này sẽ nhân lên lợi ích của tác dụng chống lão hóa.

Ngăn ngừa mụn nhọt, xử lý các đốm đen

Tất cả những gì bạn cần làm là thoa một ít nước dứa lên mặt và để khô trong 5 phút. Sau đó, rửa sạch lại với một ít nước và điều này sẽ giúp loại bỏ các độc tố trên da mặt của bạn. Nếu bạn không có máy ép nước trái cây thì có thể cắt 1 lát dứa mỏng đắp lên vùng da bị mụn  cũng cho hiệu quả tương tự.

Sạch bong mụn trứng cá chỉ với 1 trái dứa

Dứa có thể làm giảm các đốm đen trên khuôn mặt của bạn. Hãy xoa một vài lát dứa lên các vết đen ấy và giữ nó trên mặt 5 phút cho đến khi nó có thể khô, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Tóc dày, mềm và bóng hơn

Dứa có chứa vitamin C giúp tóc mềm và bóng hơn.

Dứa có đặc tính làm dày tóc sẽ giúp tóc chắc khỏe, tránh rụng tóc. Các enzym có trong trái cây này có các chất dinh dưỡng quan trọng có thể làm giàu các nang tóc của bạn. Điều này sẽ cải thiện độ dày và độ đàn hồi của tóc.

Loại trái cây lành mạnh này được cho là có thể làm dịu tình trạng viêm da đầu và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc không mong muốn. Vì vậy, hãy tích cực uống nước ép dứa để loại bỏ tóc rụng.

Giảm cân với dứa như thế nào?

Bạn nên ăn dứa để giảm cân vào trước bữa chính 40-60 phút. Không nên ăn dứa vào buổi tối vì trong dứa dù ít nhưng vẫn có 1 lượng đường nhất định.

  • Dứa có nhiều công dụng và hàm lượng dinh dưỡng, vitamin khoáng chất cao như thế nên cách tốt nhất là bạn nên ăn trực tiếp dứa tươi, sẽ giữ lại được hàm lượng chất xơ nhiều hơn.
  • Nước ép dứa: Để món nước ép dứa được thơm ngon hơn thì bạn có thể kết hợp với các loại hoa quả khác như: dưa chuột, chuối, cà chua, chanh, táo, cần tây, cà rốt… Đặc biệt bã dứa tươi sau khi ép có thể giữ lại làm mặt nạ có tác dụng đẹp da rất tốt.
  • Các món ăn xào với dứa bạn có thể tham khảo: thịt bò xào dứa, sườn xào dứa,… hoặc các món canh có thể thêm dứa vào để có vị chua, ngon hơn.
  • Salad dứa: bạn có thể cắt mỏng và nhỏ dứa sau đó trộn đều với các loại rau xanh, cà chua, dưa chuột,…

Chuyên gia Đông y nói gì về tác dụng của việc ăn dứa đối với sức khỏe phụ nữ?

Theo lương y Vũ Quốc Trung, dứa là thực phẩm tốt cho sức khỏe, mặc dù có những tác dụng tốt đối với sức khỏe phụ nữ như đã nêu ở trên, nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng chị em phụ nữ ăn dứa sẽ giúp cho việc tiết dịch âm đạo tăng lên, cũng chưa có báo cáo nghiên cứu nào nói ăn dứa tốt cho buồng trứng.

Tuy nhiên, do dứa có mùi thơm đặc trưng, nên khi ăn vào cơ thể, sẽ hấp thụ và “tỏa hương” thông qua mùi cơ thể. Do đó, kiên trì ăn dứa với số lượng ít hàng ngày cũng giúp bạn có được mùi hương cơ thể thơm tự nhiên.

Lưu ý khi ăn dứa

Sử dụng dứa một cách khoa học

Không ăn dứa bị dập, nát

– Chọn mua những quả dứa tươi, không bị dập. Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.

– Gọt dứa phải gọt sạch lớp vỏ, cắt sâu hết mắt để không bị rát lưỡi khi ăn.

– Nên rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn.

Không ăn dứa khi đói

Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Không tốt cho người bị dạ dày

– Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

– Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dể gây nôn nao, khó chịu.

Không tốt cho người bị hen phế quản, viêm mũi họng

– Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…

– Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.

Không ăn dứa xanh

– Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

Quả dứa xanh - HTX Đồng Tâm

Lưu ý khác

– Không ăn dứa khi đang dùng thuốc điều trị các bệnh khác.

– Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh cũng không nên ăn dứa.

Dấu hiệu và cách xử trí khi bị ngộ độc dứa

Cần làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Cách phòng tránh và cách xử lý ngộ độc thực phẩm

Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Sau khi ăn dứa xuất hiện triệu chứng ngộ độc cần cấp cứu càng sớm càng tốt. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *