Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao tiền lương mình vừa nhận tháng này lại hết một cách nhanh chóng?
Hay số tiền tiết kiệm của bạn dường như không tăng lên chút nào trong suốt nhiều năm đi làm?
Những vấn đề tài chính này đều đến từ những thói quen chi tiêu bất hợp lý mà nhiều người trong chúng ta vẫn mắc phải.
Để hiểu rõ hơn, chúng tôi xin đưa ra 6 thói quen quản lý tài chính xấu và cách để cải thiện chúng.
Chi Tiêu Quá Độ Và Không Hợp Lý
Những khoản chi có vẻ nhỏ nhất như cốc trà sữa bạn uống hay một bữa ăn ngoài tưởng chừng như không ảnh hưởng tới chi tiêu hàng tháng của bạn. Tuy nhiên, những chi tiêu nhỏ nhặt được cộng dồn cũng sẽ trở thành gánh nặng tài chính khá lớn.
Một cốc cà phê hay trà sữa có giá dao động chỉ khoảng 30-50 nghìn, tuy nhiên nếu bạn liên tục đi cà phê trong một tháng, bạn sẽ mất cả triệu đồng lúc nào không hay.
Chính vì vậy, hãy học cách ghi chép lại chi tiêu và theo dõi từ những khoản nhỏ nhặt nhất.
Các Khoản Phí Tháng
Có rất nhiều khoản phí tháng mà chúng ta bắt buộc phải chi tiêu như tiền phòng tập, tiền nhà, tiền điện nước, hoặc các kênh trả phí như Netflix, Spotify. Trong những tháng ngân sách eo hẹp, những khoản phí này có thể trở thành gánh nặng khá lớn và đòi hỏi bạn phải học cách cắt giảm. Nếu có thể, hãy tạm ngừng các chương trình trả phí như Netflix, mà thay vào đó, bạn có thể bắt đầu các sở thích khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt giảm tiền phòng tập và học cách luyện tập tại nhà để tiết kiệm thêm chi phí.
Sử Dụng Tiền Lương Không Hợp Lý
Nhiều người trong chúng ta đã trải qua cảm giác tiền lương vừa nhận được nhưng lại hết sạch sau khi trả các khoản phí sinh hoạt và mua sắm.
Trên thực tế, chúng ta thường không lên kế hoạch khi nhận tiền lương, mà chọn cách tiêu tiền ngay lập tức. Việc sử dụng hết tiền lương sẽ gây tác động lớn trong các thời kỳ khủng hoảng tài chính, hay trong các tình huống đột xuất khó tránh khỏi.
Các chuyên gia khuyên rằng mỗi tháng bạn nên giữ một khoản tiết kiệm bằng 3 tháng lương trong những trường hợp như vậy.
Không So Sánh Và Kiểm Tra Giá Sản Phẩm Trước Khi Mua
Việc nhu cầu mua sắm tăng cao, kéo theo đó là hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out), nỗi lo sợ sẽ bỏ lỡ phải thứ mình cần mua. Chính vì thế mà chúng ta thường khá vội vàng khi đưa ra quyết định mua sắm khi chưa tham khảo và so sánh giá vì lo rằng sản phẩm mình yêu thích sẽ hết hàng.
Điều này dễ dẫn tới việc bỏ lỡ những sản phẩm có giá thành hợp lý. Chính vì vậy, trước khi quyết định mua gì đó, hãy tham khảo giá thành và đọc các bài nhận xét, review sản phẩm để đưa ra lựa chọn tiết kiệm và hợp lý nhất.
Không So Sánh Và Kiểm Tra Giá Sản Phẩm Trước Khi Mua
Tương lai của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các khoản tiền tiết kiệm hiện thời. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa ý thức được sự quan trọng của việc quản lý tài chính, mà vẫn sử dụng thời gian và tiền bạc một cách bất hợp lý.
Nếu có thể, hãy bắt đầu ghi chép các bản chi tiêu và kế hoạch tài chính ngay từ bây giờ trên những file excel máy tính, hoặc sử dụng các ứng dụng quản lý tiền bạc trên điện thoại.
Nắm bắt rõ được các khoản thu chi sẽ giúp bạn tiết kiệm và quản lý tài chính hiệu quả.
Lấy Tiền Tiết Kiệm Để Trả Nợ
Sẽ có những lúc bạn không thể kiểm soát được tình hình tài chính của mình mà phải dựa vào việc vay mượn từ bạn bè, đồng nghiệp. Khi các hạn trả nợ đã tới cận kề, chúng ta thường chọn cách sử dụng tiền tiết kiệm của mình để chi trả cho chúng. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu gây ảnh hưởng rất lớn tới khoản tiền tiết kiệm và các kế hoạch tài chính của bạn.
Khi lấy tiền tiết kiệm trả nợ, rất khó lấy lại khoản tiền đó để bù đắp cho phần thiết hụt trong sổ tiết kiệm của bạn. Ngoài ra, khi trả nợ bằng khoản tiền này, bạn dễ sinh ra thói quen dùng tiền tiết kiệm để bù cho những khoản chi tiêu không đáng có của mình. Điều này dễ dẫn tới việc bạn mất kiểm soát với tiền bạc và tiếp tục phải hứng chịu những khoản nợ không đáng có.