Blog Single

6 chiếc mũ tư duy Six thinking hats

6 chiếc mũ tư duy là một phương pháp hỗ trợ tư duy được Tiến sỹ Edward de Bono phát triển lần đầu năm 1980 và được giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinkings Hats” xuất bản năm 1985, là một công cụ tư duy có tác dụng giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn để đưa ra quyết định tốt hơn.

6 chiếc mũ tư duy là gì

6 chiếc mũ tư duy là gì

Phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” giúp bạn có thể giải quyết vấn đề dựa trên các góc nhìn đã đề cập, khi có thể đánh giá sự việc từ nhiều phía, bạn có thể nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến.

Phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” giúp bạn kết hợp được nhiều kỹ năng của bản thân: tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng.

Phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” giúp bạn giảm thiểu được khả năng xung đột khi nhiều người tranh luận về một vấn đề nào đó.

Và đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng riêng cho một cá nhân hay một nhóm thảo luận.

Ứng dụng kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy”

6 chiếc mũ tư duy là một kỹ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral thinking).

  • Kích thích suy nghĩ song song
  • Kích thích suy nghĩ toàn diện
  • Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến …) và chất lượng
  • Đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp
  • Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm
  • Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án
  • Phát triển tư duy phân tích, và ra quyết định.

Ứng dụng kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy”

Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy”

Chiếc mũ màu trắng (Objective)

Chiếc mũ màu trắng đại diện cho tư duy về mặt dữ liệu và thông tin. Người đội chiếc mũ màu trắng sẽ đưa ra các phát biểu dựa trên dữ liệu thực tế, khách quan, người đội chiếc mũ màu trắng sẽ không đưa ra ý kiến, bình luận cá nhân nào.

Thí dụ như giá số doanh thu đạt được trong tháng vừa qua hay số ngày nghỉ phép của nhân viên.

Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ trắng

  • Chúng ta đã có những thông tin gì về vấn đề này?
  • Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
  • Chúng ta đang còn thiếu những thông tin, dữ kiện nào? Làm sao để có được chúng?

Chiếc mũ màu đỏ (Emotions)

Chiếc mũ màu đỏ đại diện cho tư duy về mặt cảm tính. Người đội chiếc mũ màu đỏ sẽ đưa ra các phát biểu dựa trên trực giác mà không cần nêu dẫn chứng cụ thể hay giải thích nào.

Chẳng hạn như “ngày mai trời sẽ mưa” hay “doanh số tháng sau sẽ tăng.”

Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ đỏ

  • Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
  • Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
  • Tôi thích hay không thích vấn đề này?

Chiếc mũ màu đen (Sombre and Serious)

Chiếc mũ màu đen đại diện cho lối tư duy cẩn trọng. Khi một đề xuất được đưa ra, người đội chiếc mũ màu đen sẽ nghiên cứu và đưa ra mức độ rủi ro, hạn chế cũng như điểm yếu có thể gặp phải của đề xuất.

Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ đen

  • Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
  • Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
  • Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?

Chiếc mũ màu vàng (Positive)

Ngược lại với chiếc mũ màu đen, người đội chiếc mũ màu vàng đại diện cho lối tư duy tích cực. Họ thường là những người sẽ đem lại hi vọng, đưa ra các suy nghĩ lạc quan, có lợi cho công ty.

Thí dụ như “số lượng tiêu thụ trong tháng tới sẽ tăng” “đề xuất này nhất định sẽ thành công.”

Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ vàng

  • Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
  • Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
  • Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?

Chiếc mũ màu xanh lá (Growth)

Chiếc mũ màu xanh lá đại diện cho lối tư duy sáng tạo. Người đội chiếc mũ màu xanh lá sẽ vận dụng óc sáng tạo để đưa ra các phát minh, ý tưởng đề xuất mới.

Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ xanh lá

  • Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
  • Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
  • Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
  • Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?

Chiếc mũ màu xanh dương (Control)

Chiếc mũ màu xanh dương là chiếc mũ quan trọng nhất, đại diện cho lối tư duy quản lý. Người đội chiếc mũ màu xanh sẽ tiếp nhận, phân tích các phát biểu được nêu và đưa ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, họ cũng là những người sẽ đảm bảo kỷ luật và tính thống nhất của tổ chức, công ty.

Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ xanh dương

  • Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm: Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?
  • Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận.
  • Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch.
  • Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận?
  • Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa?
  • Chúng ta có cần thêm thời gian? Cần thêm thông tin gì để giải quyết vấn đề?

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *