Blog Single

6 chiếc lọ: quản lý tài chính thông minh

Nhiều người vẫn hay thắc mắc rằng tại sao bản thân kiếm được kha khá tiền mỗi tháng, tuy nhiên lại đến cuối tháng thì thường xuyên vướng vào tình trạng “viêm màng túi” và không có lấy 1 đồng tiết kiệm dù là ít ỏi cho bản thân.

  • Những khó khăn trong việc quản lý tiền bạc và cân đối chi tiêu
  • Việc cố gắng tiết kiệm tiền trở thành áp lực cho cuộc sống hàng ngày của bạn.
  • Những rắc rối trong việc chi tiêu

Nếu không giải quyết sớm thì tương lai bạn sẽ không có mãi lấy 1 đồng để thực hiện các kế hoạch dài hạn. Cùng Mie tìm hiểu về bí quyết quản lý tài chính tông minh 6 chiếc lọ nha.

Bí quyết quản lý tài chính thông minh

6 chiếc lọ, mỗi chiếc lọ phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau, mỗi khi nhận được bất kể nguồn thu nhập nào (lương, thưởng, lợi nhuận kinh doanh…)

6 chiếc lọ – bí quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng khắp thế giới, được giới thiệu bởi T.Harv Eker, doanh nhân – diễn giả – tác giả cuốn best-seller “Bí mật tư duy triệu phú“.

Để quản lý tiền bạc thành công và hướng tới sự tự do tài chính, việc đầu tiên cần làm là lên kế hoạch sử dụng tiền bạc một cách hợp lý. Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, số tiền của mỗi người sẽ được chia thành 6 quỹ tài chính (hay gọi là chiếc lọ)

6 chiec lo bt
Quy tắc 6 chiếc lọ

Nguyên tắc 6 chiếc lọ có nghĩa gì?

Phương pháp quản lý tiền chỉ bằng 6 chiếc lọ (phương pháp JARS) ra đời nhằm cải thiện khả năng sử dụng tiền bạc, chi tiêu của mỗi người, hỗ trợ tạo ra những khoản tiết kiệm, khoản lợi nhuận thông minh. Họ còn truyền lại phương pháp đặc biệt này để giáo dục tư duy triệu phú cho thế hệ sau.

Nguyên tắc này nhanh chóng được cả thế giới công nhận và áp dụng hiệu quả với rất nhiều gia đình thành đạt.

phuong phap jars

Ý nghĩa từng lọ trong 6 chiếc lọ

NEC – Neccessities (Tài khoản chi tiêu cần thiết) – 55% tổng thu nhập

Trong 6 chiếc lọ, tài khoản chi tiêu cần thiết, đây là quỹ giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác… Đây là lọ chiếm phần trăm thu nhập của bạn cao nhất.

Nếu bạn đang sử dụng quá 80% thu nhập cho các chi tiêu cần thiết, bạn cần tăng cường tổng thu nhập hoặc thay đổi lối sống, cắt giảm chi tiêu.

ke hoach chi tieu can thiet

LTSS – Long term saving for spending account (Tài khoản tiết kiệm) – 10% tổng thu nhập

Chiếc lọ thứ 2 chính là chiếc lọ đựng những khoản tiết kiệm của bạn hằng ngày, hằng tuần hoặc hàng tháng, đòi hỏi bạn dành 10% khoản thu nhập vào đây. Đặc biệt, đây là nguồn tiền nhàn rỗi và sẽ đảm bảo nguyên tắc không được dùng trong một thời gian dài.

Tài khoản tiết kiệm, tuy có vẻ mạo hiểm nhưng đây chắc chắn sẽ là mỏ vàng nếu bạn thành công. Còn lỡ như thất bại bạn chỉ mất đi 10% thu nhập bạn có, 1 con số ít ỏi để có thêm nhiều bài học đáng giá để thành công trong tương lai.

tai khoan tiet kiem

EDU – Education Account (Tài khoản giáo dục) – 10% tổng thu nhập

Đầu tư cho bản thân vĩnh viễn là một khoản đầu tư siêu lợi nhuận. Chúng ta cũng có thể dùng quỹ này để giao lưu với những người thành công để giao lưu học hỏi, thông qua việc mời họ dùng bữa thân mật hay cà phê đàm đạo.

Các bạn hãy dành ra 10% thu nhập để đầu tư vào các khóa học kỹ năng cần thiết cho công việc, tham gia một khóa học nghệ thuật, hay mua những cuốn sách hay để có thêm những kiến thức bổ ích.

Tất cả những việc này giúp bạn nâng cao tri thức và nhân cách, trở thành con người uyên bác và dễ dàng thực hiện mục tiêu hướng đến thành công trong tương lai.

tai khoan giao duc 1

PA – Play Account (Tài khoản hưởng thụ) – 10% tổng thu nhập

Chúng ta đương nhiên luôn cần những khoảng thời gian chăm sóc cho bản thân. Hãy tiêu hết số tiền trong quỹ này hàng tháng mà không phải suy nghĩ gì cả. Bạn có thể sử dụng quỹ hưởng thụ này để làm những việc khiến bạn thoải mái: đến những nơi bạn chưa đặt chân đến, ăn những món ăn được người khác kể về.

Nếu bạn hoàn toàn không có khoản chi này thì cuộc sống của bạn đang vô cùng tẻ nhạt và thực sự mất sự cân bằng.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chi tiêu quá đà vào mục đích này. Hãy tìm cách tiêu hết số tiền trong quỹ này mỗi tháng và đem lại cho mình những cảm xúc tích cực nhất.

tai khoan huong thu scaled e1654353776624

FFA – Financial Freedom Account (Tài khoản đầu tư) – 10% tổng thu nhập

Tài khoản đầu tư nghĩa là chúng ta sẽ tận dụng số tiền này để sinh lời theo cách thuận tiện nhất.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nhất định phải dành số tiền này để mua cổ phiếu, bất động sản, kinh doanh… mà còn có thể chọn lựa hình thức gửi tiết kiệm có kì hạn để lấy lãi suất.

Chúng ta có thể gọi nó là quỹ hưu trí cũng được bởi nó sẽ có ích cho bạn khi không đi làm nữa mà vẫn không cần phải phụ thuộc vào tài chính của người khác.

Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn “làm công ăn lương”. Sau này nếu 90% kia đã tiêu hết thì bạn vẫn luôn còn 10% này nguyên vẹn và sinh lời.

GA – Give Account (Tài khoản cho đi) – 5% tổng thu nhập

“Sống là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình”.

Lọ thứ 6 khuyên bạn dành 5% tiền bạc cho những hoạt động chia sẻ, quan tâm đến những người xung quanh. Bạn có thể cho người thân trong gia đình, làm từ thiện, giúp đỡ người khác khi cần.

Tài khoản cho đi sẽ luôn là cơ hội để chúng ta nhận lại những điều quý báu, lan tỏa giá trị tình cảm và có thể cơ hội được người khác giúp đỡ khi cần.

tai khoan cho di

Một số lưu ý dành cho bạn khi sử dụng 6 chiếc lọ

LTSS – Tài khoản tiết kiệm: 10% tổng thu nhập

Quỹ này không được dùng khi khó khăn vì đây không phải là quỹ tiết kiệm tiền.

FFA – Tài khoản đầu tư: 10% tổng thu nhập

Bạn không được ăn “con ngỗng” này.

GA – Tài khoản cho đi: 5% tổng thu nhập

Nếu bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn, hãy giảm tỷ lệ này xuống, nhưng luôn trích một khoản để giúp đỡ người khác.

Bí quyết để vận dụng 6 chiếc lọ thành công

Tuy nghe có vẻ đơn giản tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện được phương pháp này thành công và kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Để nắm được chìa khóa thành công trong việc quản lý chi tiêu cá nhân, bạn cần biến việc phân chia tài chính trở thành thói quen.

Tài Khoản Hưởng Thụ cần được sử dụng liên tục, nó phải hết vào mỗi cuối tháng. Nếu nó thừa tiền, bạn cần phải cân bằng lại cuộc sống của mình bằng cách nghĩ tới việc chăm sóc cho bản thân minh, nếu nó thiếu, bạn cần phải tập trung cho công việc kiếm tiền của mình. Hãy nhớ việc hưởng thụ phải thực sự có chất lượng và giúp bạn cảm thấy hạnh phúc.

huong thu play e1654354829507

Vận dụng 6 chiếc lọ quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

  • Lấy một cuốn sổ ghi chép và chúng ta cùng ngồi xuống, tâm trạng thật thư thái, và sáng suốt.
  • Đầu tiên, bạn hãy ghi ra số tiền mà bạn sẽ có mỗi tháng, số tiền này là bao nhiêu, sẽ đến từ những nơi nào, rồi chia đều cho các tài khoản theo 6 tỷ lệ nêu trên.
  • Chúng ta hãy dành ra thời gian để ngồi tính toán lại tiền bạc cá nhân của chính mình, những khoản sẽ cộng thêm vào trừ lương chính thức.
  • Không quan trọng là số tiền bạn có là bao nhiêu, quan trọng là thói quen hàng ngày, thói quen quan trọng hơn số tiền.
  • Thậm chí 1000đ một ngày cũng được, nếu trong tay bạn không hề có đồng tiền nào thì cũng phải tuân thủ nguyên tắc trên. Khi bạn không có tiền để chia lúc đó bạn sẽ thấy sự đau khổ và bạn sẽ có động lực để kiếm tiền hơn.
6 chiec lo
Quy tắc 6 chiếc lọ

Bạn đã hoàn thành việc cân đối chi tiêu để tạo ra nền tảng làm giàu trong tương lai chưa.

Nếu thấy hữu ích, hãy giúp Mie chia sẻ đến nhiều người hơn nha !!!

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *