Blog Single

5 phút gác chân lên tường vừa khỏe người, vừa đẹp dáng, tại sao không?

Nằm tư thế gác chân lên tường vừa khỏe người, vừa đẹp dáng, tại sao không?Chỉ cần nằm thật chill vào mỗi tối mà cũng có thật nhiều lợi ích thì thật tuyệt phải không? Hãy thử nằm tư thế này và comment cho Mie Mie biết bạn có thấy hiệu quả không nha
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và văn bản cho biết 'GÁC CHÂN LÊN TƯỜNG GÁC HẾT ÂU LO THOẢI MÁI ĐẦU óc GIẢM ĐAU ĐẦU CẢI THIỆN GIẤC NGỦ CÂN BẰNG HUYẾT ÁP TỐT CHO NGƯỜI BỊ GIÃN TĨNH MẠCH CẢI THIỆN TUẦN HOÀN MÁU GIẢM NGUY cơ BỊ CHUỘT RÚT GIẢM CĂNG cơ VÙNG THẮT LƯNG APPI'

Chỉ cần vài phút thực hiện tư thế gác chân lên tường vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy là đã có thể giúp cơ thể phục hồi sinh lực một cách hiệu quả.

Tư thế gác chân lên tường (viparita karani) là tư thế yoga đảo ngược vô cùng đơn giản đang dần trở nên phổ biến và rất được mọi người yêu thích. Tư thế này có tác dụng giúp thư giãn tâm trí, xua tan căng thẳng và đặc biệt là hiệu quả cao trong việc giảm cân.

Không những vậy, đây còn là một trong những tư thế yoga dễ tiếp cận nhất vì nó không đòi hỏi sự linh hoạt hay sức mạnh nào của cơ thể.

Gác chân lên tường – Đơn giản nhưng hiệu quả

Tư thế gác chân lên tường là tư thế cơ bản trong yoga, rất nhẹ nhàng mà lại hiệu quả với sức khỏe và việc giảm cân. Động tác này rất dễ thực hiện, bạn không cần phải chuẩn bị dụng cụ và có thể tập ở bất cứ đâu, thậm chí là tập tại nhà ngay trên giường ngủ.

  • Để thực hiện, bạn hãy nằm trên giường, trên đệm hoặc thậm chí là trên sàn ở sát cạnh tường.
  • Cố gắng để mông áp sát vào tường càng nhiều càng tốt.
  • Gác chân lên tường, điều chỉnh tư thế sao cho cơ thể nằm vuông góc với tường, chân áp chặt vào tường
  • Hai tay để dọc theo 2 bên cơ thể hoặc đặt lên bụng, lòng bàn tay hướng lên hoặc hướng xuống đều được.

Trong quá trình tập, bạn có thể thực hiện một số điều chỉnh để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, chẳng hạn như gác chân lên ghế, đặt một chiếc đệm dưới lưng hoặc kê một chiếc ghế dưới đầu nếu nền nhà quá cứng.

bai tap giam can gac chan len tuong 1

Chú ý tập trung vào hơi thở, hãy thử kéo dài hơi thở của bạn, hít một hơi thật sâu, chậm qua mũi và thở ra thật sâu, chậm qua mũi. Cố gắng giữ tư thế trong ít nhất 5 phút để đạt được nhiều lợi ích nhất.

Ngoài việc để thẳng chân lên tường như hướng dẫn trên, bạn cũng có thể thực hiện một vài biến thể của động tác này như dang rộng chân sang 2 bên để tạo thành hình chữ V hoặc kết hợp vươn tay (vươn tay phải hướng về phía mũi chân và nhấc người nghiêng về bên phải sao cho vai phải rời khỏi thảm, thắt chặt cơ bụng, sau đó đổi bên).

Gác chân lên tường – Tác dụng thần kì đến sức khỏe

Thư giãn, xua tan căng thẳng

Nằm ngửa trong tư thế gác chân lên tường kết hợp với việc tập trung điều hòa hơi thở có thể khiến cơ thể dần thả lỏng và được thư giãn. Nhịp tim cũng sẽ bắt chậm lại, từ đó tạo ra một phản ứng thư giãn, giúp giảm lo lắng, căng thẳng, mất ngủ và dần đạt đến trạng thái thiền định.

Tăng cường lưu thông máu

Việc nâng cao chân trong tư thế gác chân yoga này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ chất lỏng dư thừa. Ngoài ra, bằng cách đảo ngược tác động của lực hấp dẫn, bài tập này cũng giúp tuần hoàn máu và máu được lưu thông lên não, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn và làm việc tốt hơn.

Coronary arteries vie.svg

Giảm đau nhức, phù nề ở đùi và bàn chân

Từ lâu, tư thế gác chân lên tường đã được xem là phương thuốc thần kỳ giúp giảm sưng, đau ở đùi, chân, bàn chân. Nguyên nhân là do tư thế này có tác dụng vận chuyển máu dọc theo chân, tỏa đều khắp bàn chân, giải tỏa áp lực ở các vị trí bị tắc nghẽn và tích tụ, làm giảm bớt sự phù nề. Do đó, động tác này cực kỳ hữu ích nếu bạn phải ngồi nhiều hoặc phải trải qua các hoạt động thể chất nặng nhọc.

Bàn chân giống như "đồng hồ sức khỏe": 3 dấu hiệu này trên bàn chân cho biết rất có thể gan của bạn đang gặp vấn đề

Tốt cho cột sống

Tư thế gác chân lên tường có thể làm giảm nguy cơ cong, vẹo cột sống. Hông của bạn càng gần tường thì gân kheo của bạn sẽ càng căng, cột sống cũng sẽ được thư giãn, từ đó giúp tránh được nguy cơ bị đau lưng dưới.

Khi nào thì một tấm nệm gây ra hiện tượng đau lưng? - Tổng kho nệm

Tốt cho hệ tiêu hóa

Gác chân lên tường kết hợp với hơi thở chậm, nhịp nhàng, hệ thần kinh sẽ dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Trong trạng thái này, cơ thể sẽ chủ động tiêu hóa bất cứ thứ gì bạn đã ăn, cũng như bắt đầu làm việc để phục hồi cơ thể.

Khi thực hiện gác chân lên tường một cách đều đặn trong một khoảng thời gian, bạn có thể nhận thấy rằng cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tư thế gác chân lên tường còn rất có lợi trong việc điều trị các bệnh như:

  • Đau cơ xơ hóa (ví dụ, đau mãn tính)
  • Bệnh tĩnh mạch (ví dụ, giãn tĩnh mạch)
  • Ung thư
  • Mãn kinh (ví dụ như bốc hỏa)
  • Hội chứng chân không yên (tình trạng đôi chân cảm thấy khó chịu khi nằm hay ngồi xuống)
  • Hội chứng chuyển hóa

Lợi ích của tư thế gác chân lên tường

Một số lưu ý khi tập tư thế gác chân lên tường

Mặc dù tư thế yoga này khá là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người nhưng đây cũng được xem là một tư thế đảo ngược nhẹ. Do đó, bạn cần lưu ý một số điều sau khi tập:

  • Nếu bạn bị huyết áp cao hoặc tăng nhãn áp, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ và tập luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp.
  • Nếu cảm thấy đau ở cổ hoặc lưng, hãy nhẹ nhàng thoát thế
  • Tư thế gác chân lên tường có thể khiến bạn thấy không thoải mái trong ba tháng đầu của thai kỳ
  • Cố gắng không để quá áp sát với tường vì điều này có thể cản trở lưu thông ở hông. Thay vào đó để hông cách tường vài cm hoặc nâng hông của bạn lên bằng cách đặt một chiếc đệm phía dưới.
  • Khi ngồi dậy, cần nhẹ nhàng để tránh bị thay đổi tư thế quá đột ngột.
  • Bạn có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần hoặc 2 lần, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên nếu quá bận rộn bạn có thể tập bất kỳ lúc nào cũng được. Chỉ cần tránh thời điểm sau khi ăn 30 phút.
  • Không nên thực hiện bài tập này trong thời kỳ kinh nguyệt.

Nở rộ loại hình làm ghế dựa chân nơi công cộng

Gần đây nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Nhật, Hàn… cũng đang có xu hướng thiết kế những chiếc ghế đa năng để ở những nơi công cộng tạo điều kiện cho người dân có thể rèn luyện sức khỏe mọi lúc mọi nơi.

Ghế “kéo cơ” ở đây là ví dụ đang được xem là xu thế mới để người dân vừa đi dạo công viên, vừa có thể tập thể dục, thư giãn.

bai tap giam can gac chan len tuong 5

Mie Mie cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi !!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *